Hiện nay, có rất nhiều trường hợp lấn, chiếm đất đai từ lâu, và trong quá trình sinh hoạt, sử dụng họ đã xây dựng nhà cửa, công trình kiên cố trên đất mà chưa có phương thức xử lí của cơ quan có thẩm quyền. Vậy xây nhà trên đất lấn chiếm có được bồi thường khi bị thu hồi đất hay không?
Hành vi lấn, chiếm đất đai là gì?
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:
Bạn đang xem: XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT LẤN, CHIẾM CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI THU HỒI ĐẤT KHÔNG?
→ Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà:
- Không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc
- Không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
→ Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể hiểu, chiếm đất là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.
Xây nhà trên đất lấn chiếm có được bồi thường không?
Căn cứ Điều 92 quy định tường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất, bao gồm:
- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
Theo đó, đặt ra quy định không bồi thường tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Tức là xây nhà trên đất lấn chiếm là sử dụng trái quy định pháp luật, người sử dụng đất lấn, chiếm không phải chủ sử dụng hợp pháp của thửa đất, sẽ không được pháp luật bảo vệ
Xem thêm : 8 cách giảm đau bụng bên trái như thế nào hiệu quả và hết nhanh
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì tài sản gắn liền với đất lấn chiếm của người khác khi bị nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường.
Tuy nhiên, đối với các cá nhân, tổ chức, gia đình khác nếu gây thiệt hại đến tài sản gắn liền với đất lấn chiếm thì người sở hữu tài sản đó vẫn có thể yêu cầu được bồi thường, điều này sẽ phụ thuộc sự thỏa thuận giữa các bên liên quan với nhau.
Hành vi lấn, chiếm đất đai có bị xử phạt không?
Xem thêm: XỬ LÝ HÀNH VI LẤN CHIẾM ĐẤT ĐAI THẾ NÀO???
Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, việc lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và người thực hiện hành vi. Cụ thể:
Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến đến 120.000.000 đồng;
Xem thêm : Top những biện pháp cải tạo đất kiềm hiệu quả nhất
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
Ngoài hình thức xử phạt tiền nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
- Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
————————————————————————————
Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến đất đai. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn Miễn Phí.
- VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Hotline (Zalo) tư vấn Miễn Phí: 0964653879 – 0929228082 – Email: luatduyhung@gmail.com
- Fanpge: https://www.facebook.com/luatduyhung/
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp