Nhiều trường hợp thông tin trên sổ đỏ bị sai sót về tên, địa chỉ người sử dụng đất, diện tích thật so với số liệu ghi trong sổ không khớp nhau. Do đó, người sử dụng đất cần phải thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ. Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ làm rõ các quy định pháp luật về thủ tục đính chính sổ đỏ.
I. Đính chính sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.
Bạn đang xem: Quy định pháp luật về đính chính sổ đỏ
Đính chính sổ đỏ là việc sửa lại thông tin bị sai sót trên sổ, việc sai sót này có thể là về các thông tin của chủ sở hữu hoặc là các thông tin đối với thửa đất. Khi phát hiện sổ đỏ bị sai thông tin, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cần phải yêu cầu cầu cơ quan đã cấp sổ đính chính lại thông tin.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013, đính chính sổ đỏ được thực hiện khi:- Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp sổ đỏ của người đó;
- Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
II. Phân biệt đính chính sổ đỏ và cấp đổi sổ đỏ
Cấp đổi sổ đỏ
Đính chính sổ đỏ
Cơ sở pháp lý
Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP)
– Điều 106 Luật Đất đai 2013
– Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Trường hợp áp dụng
– Người sử dụng đất có nhu cầu đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng
– Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất
– Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và chồng
– Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó
– Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
III. Thủ tục đính chính sổ đỏ
1. Hồ sơ
Xem thêm : Mỗi ngày ăn một quả trứng gà có tốt không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, hồ sơ đính chính sổ đỏ bao gồm:
- Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
2. Thủ tục
Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thực hiện khi đính chính sổ đỏ được thực hiện như sau:
– Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện sổ đỏ đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.
– Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
+ Kiểm tra hồ sơ;
+ Lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót;
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào sổ đỏ đã cấp có sai sót;
+ Chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Lệ phí đính chính sổ đỏ
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, khoản chi phí thực hiện đính chính thông tin sai sót trên sổ đỏ là khoản lệ phí được quy định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất (lệ phí về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Khi thực hiện đính chính thông tin, người sử dụng đất phải nộp các khoản chi phí sau:
- Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai;
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất;
- Phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp có yêu cầu cấp đổi).
Mức phí, lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố thuộc trung ương quy định phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.
IV. Giải đáp các thắc mắc thường gặp khi đính chính sổ đỏ
4.1 Đính chính sổ đỏ khi bị sai thông tin như thế nào?
Trình tự đính chính sổ đỏ khi bị sai thông tin được hướng dẫn tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
– Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp sổ đỏ đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính bao gồm:
- Đơn đề nghị đính chính sổ đỏ đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
- Bản gốc Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp.
Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện sổ đỏ đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.
– Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
Xem thêm : AhaMove là gì? Hướng dẫn cách đăng ký Ahamove và ship hàng chi tiết nhất
+ Kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót;
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào sổ đỏ đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
4.2 Nếu việc sai sót thông tin về đất là do cơ quan nhà nước thì có cần phải nộp lệ phí đính chính không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính.
Do đó, nếu việc sai xót thông tin là do cơ quan nhà nước thì chỉ cần nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về miễn lệ phí, thì lệ phí đính chính sổ đỏ chỉ được miễn khi:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể đối tượng được miễn, giảm; mức giảm đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật phí và lệ phí: Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ miễn, giảm lệ phí đính chính sổ đỏ:
- Quy định tại các luật chuyên ngành và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật có liên quan về miễn, giảm phí, lệ phí.
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ về các chính sách có liên quan đến miễn, giảm phí, lệ phí.
- Điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí.
Do đó, nếu lỗi sai xót thông tin là của cơ quan nhà nước thì người sử dụng đất có thể không cần phải nộp lệ phí đính chính sổ đỏ theo quy đinh tại Điều 6 Thông tư 85/2019/TT-BTC
4.3 Cơ quan nào đính chính sổ đỏ
Căn cứ Điều 86 Nghị định 43/2014//NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký đất đai đã cấp Sổ đất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền đính chính lại Sổ khi thuộc trường hợp phải đính chính theo quy định pháp luật.
4.4 Đính chính sổ đỏ mất bao lâu?
Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn đính chính sổ đỏ đã cấp là không quá 10 ngày, 10 ngày đó được tính như sau:
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
– Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
– Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
– Thời gian thực hiện đồng thời nhiều thủ tục hành chính về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục đó theo các quy định trên.
V. Dịch vụ tư vấn về đính chính sổ đỏ và các vấn đề liên quan đến đất đai.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục đính chính sổ đỏ. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực đất đai, dân sự, đầu tư mà còn nhiều lĩnh vực khác khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng muốn thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp