Giương Đông kích Tây là vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại. Vận dụng kế sách này cốt phải biết nghi binh lừa địch. Nghi binh vốn là hành động tác chiến đánh lừa đối phương. Hành động tác chiến giả giống như thật khiến đối phương không nhận ra ý đồ, dẫn đến mất chủ động trong đối phó và thất bại. Nghi binh là biện pháp của tạo thế, thời để đánh bại địch nhanh, hiệu quả. Luận về kế sách này, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự, Bộ Quốc phòng, năm 2009), có viết: Giương Đông kích Tây là thủ đoạn tác chiến nghi binh đánh lừa địch, làm cho địch hiểu sai ý định của ta. Một cách dùng binh: Tỏ ra đánh địch ở hướng này nhưng thực ra là đánh địch ở hướng khác; đẩy địch vào thế bị động, bị đánh ở hướng không ngờ tới. Giương Đông kích Tây phải tuyệt đối giữ bí mật ý định, có thể dùng một phần binh lực tạo tình huống giả giống như thật. Trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh nhằm nghi binh, thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch về địa hình miền núi, tạo thế thuận lợi cho quân và dân ta trên toàn miền Nam tiến công và nổi dậy. Trong lúc địch đang dồn sức giữ Đường 9-Khe Sanh thì đêm 30 rạng ngày 31-1-1968, quân và dân ta đồng loạt tổng tiến công đánh thẳng vào Sài Gòn và hơn 40 thành phố, thị xã. Đòn đánh liên hoàn, hiểm hóc này khiến cho quân Mỹ và ngụy quân Sài Gòn bị bất ngờ, bị động đối phó…
Thắng lợi trên thể hiện nghệ thuật quân sự đỉnh cao trong chỉ huy, chỉ đạo chiến dịch; giương Đông kích Tây, nghi binh, lừa địch, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
Bạn đang xem: Giương Đông kích Tây
Xem thêm : Mẹ bầu uống sinh tố sapoche được không?
VĂN TUẤN
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp