Mức vốn pháp định của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là một ngành nghề đặc thù. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu sự giám sát chặt chẽ về tài chính. Nhà nước có yêu cầu khá cao về mức vốn pháp định! Bạn biết mức vốn đó là bao nhiêu không?
- Tại sao Vạn Lý Trường Thành “2000 năm không đổ” dù chỉ được xây dựng bằng đất và đá? Bí mật nằm ở thứ vữa “bền hơn cả bê tông” mà người xưa sáng tạo nên
- Kiên Giang có đặc sản gì làm quà? Gợi ý 18+ đặc sản Kiên Giang làm quà biếu ý nghĩa không thể bỏ qua
- Ô nhiễm môi trường là gì? Có mấy loại ô nhiễm? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cùng tìm hiểu quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào?
- Học phí Trường Đại học Thương Mại (TMU) năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu
Vốn pháp định là gì?
Khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 quy định:
Bạn đang xem: The Blog Single
“Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”
Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định.
Các đặc điểm vốn pháp định
- Phạm vi áp dụng: Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. (BHNT là một trong những ngành đó).
- Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… Các doanh nghiệp BHNT chính là đối tượng được áp dụng.
- Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần mức vốn pháp định bao nhiêu?
Điều 10, nghị định 73/2016/NĐ-CP, quy định:
Xem thêm : Cập nhật học phí Cao đẳng FPT năm 2023 mới nhất tại các cơ sở trên toàn quốc
Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Mức vốn pháp định của DNBH phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe (BHSK): 300 tỷ đồng Việt Nam;b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này VÀ bảo hiểm hàng không HOẶC bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không VÀ bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh BHNT (TRỪ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và BHSK: 600 tỷ đồng Việt Nam;b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Danh sách các Doanh nghiệp BHNT đang hoạt động tại Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
Xem thêm : Giờ Trái đất là gì? Giờ Trái đất 2024 vào ngày nào?
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và BHSK: 200 tỷ đồng Việt Nam;b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái BHSK: 400 tỷ đồng Việt Nam;b) Kinh doanh tái BHNT hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái BHNT, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp