Lý thuyết Biểu diễn dữ liệu trên bảng Toán 6 Chân trời sáng tạo

I. Bảng dữ liệu ban đầu

1. Kiến thức cần nhớ

Bảng dữ liệu ban đầu là bảng mà ta tạo ra để ghi lại các thông tin đã thu thập được khi điều tra một vấn đề nào đó.

Chú ý: Để thu thập các dữ liệu được nhanh chóng, trong bảng dữ liệu ban đầu ta thường viết tắt các giá trị, nhưng để tránh sai sót, các giá trị khác nhau phải được viết tắt khác nhau.

2. Ví dụ về bảng dữ liệu ban đầu

Ví dụ:

a) Điều tra điểm Toán của 20 bạn trong kì khảo sát đầu năm của lớp 6B:

Trước hết, ta kẻ bảng gồm 10 cột 2 hàng và ghi lại điểm của mỗi bạn vào bảng

5

2

8

9

4

6

7

5,5

6

7,5

5

10

6

7

8,5

8

9

6

3

8

b) Xếp loại học lực của học sinh tổ 1 lớp 6A được ghi lại trong bảng dữ liệu sau:

Kh

G

Kh

Kh

TB

G

Kh

TB

TB

Kh

Kh

Y

G

Kh

Kh

(G: Giỏi; Kh: Khá; TB: Trung bình; Y: Yếu)

Các ví dụ trên đều là các ví dụ về bảng dữ liệu ban đầu.

II. Bảng thống kê (Bảng số liệu)

1. Lý thuyết cần nhớ

– Bảng thống kê là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn bảng dữ liệu ban đầu.

– Trong bảng thống kê có:

+ Đối tượng thống kê: Ta cần tìm số liệu của đối tượng nào thì đó là đối tượng thống kê. Các đối tượng này được biểu diễn ở dòng đầu tiên của bảng.

+ Tiêu chí thống kê: Thông tin, đặc điểm của mỗi đối tượng.

+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng thứ hai.

2. Ví dụ

Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 30 học sinh lớp 6A.

Ta cần tìm thông tin số anh chị em ruột nên đối tượng thống kê là 0, 1, 2, 3

Tiêu chí thống kê là số học sinh ứng với số anh chị em ruột.

Chẳng hạn:

Với đối tượng là “Số anh chị em ruột bằng 0” thì có 9 học sinh.

Số học sinh có 1 anh chị em ruột là 6.

Số học sinh có 2 anh chị em ruột là 7.

Số học sinh có 3 anh chị em ruột là 8.