Khi phát hiện người có dấu hiệu tội phạm, người dân có thể gọi điện tố giác lên cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên khi trong trường hợp phát hiện người có dấu hiệu tội phạm, người dân thương lúng túng khi tố giác tội phạm. Một số lí do có thể đưa ra là người dân không biết phải tố giác đến cơ quan nào? Có thể tố giác tội phạm qua điện thoại được không? Tố giác tội phạm qua điện thoại như thế nào? Nếu bạn đang khó khăn khi cố gắng tố giác tội phạm qua điện thoại, hãy tham khảo Hướng dẫn tố giác tội phạm qua điện thoại chi tiết dưới đây của Luật sư X nhé.
- [TopTip] Top 6 Câu Nói Truyền Cảm Hứng Giúp Bạn Vực Dậy Tinh Thần Khi Bạn Cảm Thấy Chán Nản – YBOX
- Trọng tâm tứ diện là gì? Xác định trọng tâm tứ diện như thế nào?
- Tìm lại bạn bè đã xóa trên Zalo một cách đơn giản
- 1982 hợp màu gì? Chọn trang sức phong thủy tuổi Nhâm Tuất
- Mầm đậu nành là gì? Công dụng, cách dùng và hướng dẫn cách làm
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Quy định về việc tố giác tội phạm
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
Bạn đang xem: Hướng dẫn tố giác tội phạm qua điện thoại chi tiết năm 2023
– Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
– Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
– Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
– Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Có được tố giác tội phạm qua điện thoại không?
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. Trong đó, tố giác và tin báo là khác nhau, cụ thể như sau:
– Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
– Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy định này, việc tố giác tội phạm sẽ được thực hiện bằng cả hình thức là văn bản và lời nói. Với tố giác tội phạm bằng lời nói thì người dân có thể gọi điện thoại tới đường dây nóng của cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý tin tố giác tội phạm. Đây cũng là hình thức được nhiều người dân sử dụng phổ biến hiện nay.
Đồng thời, tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định rõ, mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Do đó, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Tuy nhiên, người nào cố ý tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật thì vào tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Như vậy, người dân hoàn toàn có quyền tố giác hành vi vi phạm nếu có dấu hiệu tội phạm. Đồng thời thông tin tố giác phải đúng sự thật, kèm theo bằng chứng (video, ghi âm cuộc hội thoại…) để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng.
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
Xem thêm : Con lắc đơn có cấu tạo như thế nào?- Chi tiết mọi điều teen 2K1 cần nhớ
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Hướng dẫn tố giác tội phạm qua điện thoại
Người dân có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan công an gần nhất hoặc các cơ quan được nêu trên để được hỗ trợ giải quyết kịp thời, đồng thời có thể tố giác thông qua đường dây nóng:
– Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an: 0692348569.
– Các cơ quan trực thuộc Bộ:
+ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.2342431
+ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP. HCM: 069.3336310
– Công an Thành phố trực thuộc Trung ương:
+ TP. Hà Nội: 069.219.6242.
+ TP. Hồ Chí Minh: 0693187200.
+ Thành phố Đà Nẵng: 069.4260254.
Xem thêm : Bà bầu ăn khuya có tốt không? Cách giúp mẹ đối phó cơn đói về đêm
+ Thành phố Hải phòng: 069.278.5874.
+ Thành phố Cần Thơ: 0693.672214
– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.
Khi tố giác qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, gồm:
– Đơn trình báo công an.
– CMND/CCCD của bị hại (bản sao công chứng).
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh.
Trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:
– Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số CMND (hoặc CCCD), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;
– Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;
– Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;
– Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, hậu quả thiệt hại…;
– Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết về vụ việc đó.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hướng dẫn tố giác tội phạm qua điện thoại chi tiết năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp