Câu hỏi:

Giáo dục Nho học có hạn chế gì?

A. Không khuyến khích việc học hành thi cử

B. Nội dung chủ yếu là kinh sử

C. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học

D. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

Đáp án đúng D.

Giáo dục Nho học có hạn chế là không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là D do:

Sự phát triển của giáo dục và văn học thời nhà Mạc:

Về giáo dục: Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

– Nhà Mạc: Tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.

– Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

– Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.

– Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.

– Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, vẫn học sách Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Văn học

– Nho giáo suy thoái:

+ Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

+ Ở Đàng Trong xuất hiện một số nhà thơ và hội thơ; các nhà nghiên cứu biên soạn, sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… Văn học thêm phong phú.

– Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan,…

– Văn học dân gian:

+ Nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

+ Nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, phản ánh phong tục tập quán,…

– Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ…