1. Công chức là gì?
Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Theo đó, điều kiện để là công chức như sau:
Bạn đang xem: Công chức là gì? Giáo viên là công chức hay viên chức?
– Là công dân Việt Nam
– Được tuyển dụng, bổ nhiệm
– Làm trong các cơ quan:
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (không có cấp xã);
Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân: không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy dựa theo điều kiện của công chức thì giáo viên không có làm trong các cơ quan trên nên không thể là công chức.
2. Viên chức là gì?
Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 định nghĩa: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, điều kiện để là viên chức như sau:
– Là công dân Việt Nam;
– Được tuyển dụng;
– Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập;
– Có hợp đồng làm việc.
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 quy định: “1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.”
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập thường mang những đặc điểm sau:
– Thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị;
– Có tư cách pháp nhân;
– Mục đích là hướng tới cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng cho người dân như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…
– Nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp công lập thông thường được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợp đồng làm việc (một số theo hợp đồng lao động) và được quản lý, sử dụng tư cách là viên chức.
Xem thêm : Cách tỉa chân nhang bát hương thần tài chuẩn tránh hao tài tán lộc
Với những đặc điểm trên thì các trường học công lập hiện nay (mầm non, THCS,THPT, đại học, cao đẳng,…) là các đơn vị sự nghiệp công lập.
Do đó, nếu giáo viên làm việc tại các trường học công lập là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và có ký kết Hợp đồng làm việc với trường học thì sẽ là viên chức.
3. Giáo viên không phải là viên chức thì là gì?
Như đã phân tích ở trên, giáo viên chỉ có thể là viên chức nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Là công dân Việt Nam;
– Được tuyển dụng;
– Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập – các trường học công lập;
– Có hợp đồng làm việc.
Do vậy, nếu giáo viên mà không làm trong các trường học công lập mà làm ở các trường tư lập thì không đủ điều kiện để là viên chức, họ chỉ là người lao động.
Còn đối với những trường hợp làm việc trong các trường học công lập nhưng không kí kết hợp đồng làm việc mà kí kết hợp đồng lao động thì đây cũng chỉ là người lao động mà không được coi là viên chức.
Và hiện nay tình trạng các trường học công lập thuê các giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ cũng trở nên phổ biến hơn (mặc dù rất ít so với các trường tư) nhưng nếu những cá nhân này không có quốc tịch Việt Nam thì chỉ có thể kí kết với nhau bằng Hợp đồng lao động và xác lập mối quan hệ NLĐ – NSDLĐ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp