Giá trị của giấy xác nhận khuyết tật
Giấy xác nhận khuyết tật là giấy chứng nhận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho cá nhân để chứng nhận người này là người khuyết tật, cùng với mức độ khuyết tật tương ứng (đặc biệt nặng, nặng, nhẹ).
Khi có giấy xác nhận khuyết tật, người khuyết tật mới được hưởng các chính sách, quy định pháp luật về người khuyết tật cũng như các hỗ trợ từ Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội cho người khuyết tật. Do giá trị của giấy xác nhận khuyết tật có thể thay đổi các quyền, nghĩa vụ của người được nêu trên trong giấy xác nhận khuyết tật, vì vậy những người này đều phải trải qua thủ tục xác định mức độ khuyết tật.
Bạn đang xem: Giấy xác nhận khuyết tật như thế nào?
Cụ thể: Thủ tục xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
Nội dung của Giấy xác nhận khuyết tật
Xem thêm : Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và giải pháp khắc phục
Theo Khoản 1 Điều 19 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, nội dung của Giấy xác nhận khuyết tật bao gồm:
– Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật: Đây là các thông tin về nhân thân cơ bản của người khuyết tật, nhằm xác định chính xác người được xác nhận khuyết tật và mức độ khuyết tật trong Giấy xác nhận khuyết tật.
– Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật: Địa chỉ nơi người khuyết tật đang cư trú (thường trú, tạm trú) có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận đơn đề nghị xác nhận khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đó đối với việc cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Xem thêm : Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa
– Dạng khuyết tật: Các dạng khuyết tật được xác định thông qua quá trình quan sát, kiểm tra của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc có sự hỗ trợ của Hội đồng giám định y khoa. Các dạng khuyết tật được nêu trong Giấy xác nhận khuyết tật phải là một trong các dạng theo quy định của pháp luật (theo Khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013)
– Mức độ khuyết tật: Mức độ khuyết tật cũng giống như các dạng khuyết tật, phải được xác định thông qua quá trình quan sát, kiểm tra của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc có sự hỗ trợ của Hội đồng giám định y khoa. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, có 03 mức độ khuyết tật là đặc biệt nặng, nặng và nhẹ. Đối với mỗi mức độ khuyết tật, các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là Nhà nước, có các mức độ giúp đỡ, hỗ trợ khác nhau. Vì vậy, đây là một nội dung quan trọng trong Giấy xác nhận khuyết tật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp