Thực hư việc mủ măng cụt kết hợp đường mía tạo ra chất độc khi ăn gỏi

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video gỏi gà măng cụt có độc không

Cùng tìm hiểu liệu mủ măng cụt kết hợp với đường mía có tạo ra chất độc trong món gỏi gà măng cụt đang hot rần rần trong cộng đồng mạng dạo gần đây không nhé!

Măng cụt là trái cây vô cùng quen thuộc với chúng ta, bên cạnh việc thưởng thức những trái măng cụt chín ngọt ngon miệng thì măng cụt sống (xanh) trộn với gỏi cũng hấp dẫn không kém.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mủ măng cụt khi kết hợp với đường mía có thể tạo ra độc tố. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu thực hư thông tin này qua bài viết sau nhé.

1Mủ măng cụt có kỵ đường mía hay không?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, có vị chát nhẹ, khi chín có vị ngọt và có thể dùng vỏ để làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn kinh nguyệt,…

Phần mủ hay nhựa của măng cụt cũng như những trái cây khác đều không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ nhiều và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như gây táo bón, đau bao tử, buồn nôn,… Đối với việc mủ măng cụt kỵ với đường mía thì trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại vẫn chưa có ghi nhận về việc này.

Việc mủ măng cụt kết hợp với đường mía có thể gây ngộ độc là không chính xác

Việc mủ măng cụt kết hợp với đường mía có thể gây ngộ độc là không chính xác

Những thông tin về việc mủ măng cụt kết hợp với đường mía có thể gây ngộ độc hoặc tử vong là không chính xác. Chỉ khi ăn phần vỏ của măng cụt nơi chứa nhiều mủ thì mới có những triệu chứng không có lợi cho sức khỏe.

Do đó, khi ăn măng cụt xanh chúng ta nên gọt vỏ sạch sẽ và sử dụng phần thịt của măng cụt để chế biến món ăn.

2Những điều cần lưu ý khi ăn măng cụt

Không ăn quá nhiều măng cụt

Măng cụt tuy có nhiều chất xơ và mùi vị thơm ngon, phần ruột ngọt khi chín, nhưng bạn không nên tiêu thụ quá nhiều măng cụt cả chín lẫn sống. Bạn chỉ nên ăn từ 2 đến 3 lần một tuần và mỗi lần không quá 1kg.

Cần chú ý khi cho trẻ ăn măng cụt

Vì hạt măng cụt khá nhỏ và trơn nên trẻ nhỏ khi ăn vào sẽ rất dễ nuốt và bị hóc dẫn đến bị mắc nghẹn. Bên cạnh đó, hạt măng cụt cũng có chứa độc tố nguy hiểm, nếu như bị nuốt vào trong cơ thể sẽ gây tắc ruột và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không ăn quá nhiều măng cụt

Một số đối tượng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn măng cụt

Măng cụt là loại trái cây chứa khá nhiều đường và kali khi chín nên người béo phì, tiểu đường, bệnh thận và tim mạch nên hạn chế ăn măng cụt để bảo vệ sức khỏe.

Chỉ nên ăn phần múi măng cụt

Đối với cả măng cụt chín lẫn sống thì bạn không nên ăn cả phần vỏ, vì vỏ có khá nhiều mủ dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa. Măng cụt xanh thì bạn có thể ăn phần cùi có vị ngọt nhẹ.

Người béo phì, tiểu đường, bệnh thận và tim mạch nên hạn chế ăn măng cụt

Trên đây là chia sẻ của Bách hóa XANH về việc kết hợp mủ măng cụt với đường mía có gây ngộ độc hay không. Câu trả lời là không nhé, tuy nhiên với phần vỏ măng cụt là nơi có nhiều mủ thì bạn không nên ăn là tốt nhất.

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Chọn mua măng cụt tươi ngon, chất lượng có bán tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH