“Ngày nào con cũng muốn…đến trường”
Nguyễn Minh Anh, học sinh lớp 10 Trường THPT Bùi Thị Xuân, chia sẻ rằng em cứ ngỡ lên cấp THPT học sẽ căng thẳng lắm, không có thời gian để chơi nhưng sự thật thì…ngược lại. Học hết mình nhưng chơi cũng…hết mình luôn. “Trường tổ chức nhiều câu lạc bộ để học sinh chúng em thấy mê món nào thì vào tham gia câu lạc bộ đó. Như em mê học đàn, dù đàn không giỏi, nhưng ngoài giờ học, thời gian rảnh em đểu có thể đến trường nghe các bạn chơi đàn, các bạn dạy lại cho em. Có hôm lại chạy sang các nhóm khác để chơi cùng” – Minh Anh chia sẻ.
Bạn đang xem: Khi học sinh mê đến trường hơn ở nhà
Theo Minh Anh, lợi ích của các câu lạc bộ, các hội, nhóm sinh hoạt trong trường là các em được vui chơi lành mạnh, an toàn, kết nối bạn bè. Nhất là thầy, cô có thời gian đều đến chơi cùng học sinh. Học sinh thấy gần gũi với giáo viên và yêu mến, thích đến trường hơn.
Từ ngày học lớp 10, đến nay là lớp 12, Trần Đình Khôi Nguyên, học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), chia sẻ hầu như chiều nào, kể cả ngày đó có học hay không, em cũng đến trường để được chơi bóng rổ, sau đó tập đàn, tập chụp ảnh cùng các bạn. “Nhiều bạn trong lớp em cũng tham gia. Dù năm cuối cấp học có áp lực hơn nhưng đến trường vui và có bạn chơi cùng nên có thời gian là chúng em hẹn nhau ở trường để cùng học, cùng chơi”.
Xem thêm : Bài viết
Tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm sinh hoạt năng khiếu, học thông qua chơi là cách mà nhiều trường phổ thông tại TP HCM đang thực hiện để học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP Thủ Đức), cho biết nếu có thời gian, cô muốn cho học sinh chơi thật nhiều. Cũng vì mục đích đó, ngoài “đầu tư” không gian cho các em chơi tại trường, như xây dựng phòng đọc sách, phòng đàn… những tiết học ngoài nhà trường, thầy, cô luôn thiết kế làm sao để các em học mà chơi, chơi mà học.
Chẳng hạn vừa qua, trường đưa các em đi học tập văn hoá, lịch sử Việt Nam qua tham quan Huế thu nhỏ, địa điểm này ngay ở gần trường nhưng các em rất thích. “Nhiều học sinh và ngay cả giáo viên dù nghe nói cũng là lần đầu trải nghiệm”- Hiệu trưởng này cho biết.
Dạy học sinh lòng nhân ái
Cứ Tết đến, xuân về hàng trăm chiếc bánh chưng và những phần quà do học sinh và giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5, TP HCM) trực tiếp gói ghém, thực hiện đã được trao tận tay những người già neo đơn. Đây là một trong nhiều hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh, giáo dục học trò thông qua thực tế mà trung tâm này tổ chức.
Xem thêm : 1kg bằng bao nhiêu calo? Cần đốt bao nhiêu calo để giảm 1kg?
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, không riêng gì dịp Tết, trung tâm luôn khuyến khích giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập gắn liền với thực tế cuộc sống. Thông qua việc gói bánh chưng, dùng một ít tiền tiết kiệm mua quà cho những người tàn tật, neo đơn cũng là cách giáo dục học trò lòng yêu thương, nhân ái.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An phát động phong trào mỗi ngày thực hiện một hành động nhân ái. Tùy theo điều kiện và khả năng của mình, HS có thể chọn thực hiện các hoạt động như thăm hỏi các mái ấm tình thương, người già neo đơn… Thực hiện 5 hành vi nhân ái, các em sẽ được 10 điểm bài kiểm tra 1 tiết môn giáo dục công dân; 10 hành vi nhân ái sẽ được tặng chứng nhận “học sinh có hành vi nhân ái”, được biểu dương trước toàn trường và sau khi tốt nghiệp được cấp chứng nhận HS tham gia hoạt động cộng đồng.
“Tuy nhiên, điểm số chỉ là khuyến khích, quan trọng là nhà trường muốn hướng các em được trải nghiệm thực tế nhiều hơn, từ đó cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của các em chứ không chỉ giới hạn bằng những bài giảng truyền thống trên lớp. Hiện nay, chúng ta đang định hướng dạy theo phát triển năng lực cá nhân, học sinh tự chinh phục kiến thức, vì vậy học từ thực tiễn là rất cần thiết. Quan trọng nhất là các em học sinh rất thích, cảm thấy đến trường thoải mái, như ngôi nhà thứ hai của mình chứ không phải chỉ là nơi chỉ đến học tập” – ông Hoàng nhìn nhận.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp