Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

1. Đặc điểm chung của địa hình

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

  • Hướng tây bắc – đông nam thê rhienej rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

2. Các khu vực đồi núi

Địa hình núi chia thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

  • Vùng núi Đông Bắc nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,…

Địa hình Đông Bắc cũng thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 600m.

  • Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam.

Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipang (3143m); phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

  • Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
  • Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Play Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500 – 800 – 1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây của vùng Trường Sơn Nam.

3. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

Bảng so sánh sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Tiêu chí Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Vị trí địa lí Thung lũng sông cả đến dãy Bạch Mã Phía Nam dãy Bạch Mã hết khối núi cực Nam Trung Bộ Độ cao Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m Các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ, đặc biệt là khối Kon Tum và khối Cực Nam Trung Bộ Hướng núi

– Hướng Tây Bắc – Đông Nam

– Hướng Tây – Đông

– Hướng cánh cung quay lưng ra biển; được hợp bởi hướng Tây Bắc – Đông Bắc; Bắc – Nam; Đông Bắc – Tây Nam Cấu trúc địa hình Nhiều dãy núi song song và so le nhau

– Các khối núi, cao nguyên đồ sộ

– Cao nguyên xếp tầng

Hình thái

– Hẹp ngang

– Sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây không sâu sắc bằng Trường Sơn Nam: sườn Đông độ dốc giảm dần do mở rộng xuống hệ thống đồi, trung du; sườn Tây thoải dần xuống các cao nguyên của Lào

– Bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây: sườn Đông dốc đứng, bên dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (tiếp đến là biển sâu và thềm lục địa hẹp); sườn Tây thoải dần xuống các cao nguyên xếp tầng bề mặt tương đối bằng phẳng.

4. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế – xã hội

4.1. Các thế mạnh

  • Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crom, vàng, vonfram… và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như boxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
  • Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nên lâm – nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

  • Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
  • Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng… nhất là du lịch sinh thái.

4.2. Các mặt hạn chế

Ở nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại … thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Vùng núi Trường Sơn Bắc là gì?

Trả lời: Vùng núi Trường Sơn Bắc là một dãy núi nằm ở phía Bắc của dãy núi Trường Sơn, kéo dài qua các tỉnh miền Trung và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Nó là một trong những vùng núi quan trọng và đẹp của Việt Nam.

Câu hỏi 2: Đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc là gì?

Trả lời: Vùng núi Trường Sơn Bắc có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Cảnh quan thiên nhiên: Núi Trường Sơn Bắc nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với những ngọn núi cao, thác nước đẹp và rừng rậm.

  • Đa dạng sinh học: Vùng núi này có sự đa dạng sinh học phong phú, với nhiều loài động và thực vật quý hiếm.

  • Vùng bảo tồn thiên nhiên: Một số khu vực trong vùng núi Trường Sơn Bắc đã được công nhận là các khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng, như Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Câu hỏi 3: Vùng núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và môi trường?

Trả lời: Vùng núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu và môi trường của khu vực. Núi cao, rừng rậm và thác nước tạo ra một hệ thống thủy văn phong phú, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khí hậu có thể thay đổi theo độ cao, với các vùng núi cao hơn có khí hậu mát mẻ hơn so với khu vực thấp hơn.

Câu hỏi 4: Núi Trường Sơn Bắc có giá trị văn hóa và lịch sử như thế nào?

Trả lời: Núi Trường Sơn Bắc có giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng. Khu vực này từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ của Việt Nam. Ngoài ra, các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi này cũng mang theo những giá trị văn hóa độc đáo và phong phú.