KHI NÀO BỐ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI SAU LY HÔN?

Sau ly hôn ai được quyền nuôi con?

Khi ly hôn ai được quyền nuôi con?? Thông thường vợ chồng sẽ thỏa thuận ai là người nuôi dưỡng con. Trường hợp vợ/chồng không thỏa thuận được,Tòa án sẽ xem xét giao quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ. Nếu người đó đáp ứng các điều kiện đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Theo quy định, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Tòa án cũng sẽ xem xét đến các yếu tố khác nếu trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Hoặc cả hai vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Vậy nên không phải trường hợp nào con dưới 36 tháng tuổi đều do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi:

Sau khi ly hôn cha, mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc trực tiếp nuôi dưỡng con. Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét đến các yếu tố như điều kiện kinh tế, điều kiện trông nom giáo dục, đạo đức, lối sống, các mối quan hệ xung quanh,… làm căn cứ để giao cho bên nào nuôi dưỡng con. Những yếu tố này nhằm đảo bảo cho sự phát triển tốt nhất của con khi cha mẹ ly hôn. Trường hợp, vợ chồng có hai con thì có thể phân định vợ, chồng đều trực tiếp nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, nếu chứng minh được điều kiện của mình tốt hơn thì có thể giành quyền nuôi hai con .

Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên:

Trong trường hợp này, ngoài việc xem xét về các điều kiện để đảm bảo quyền lợi tốt nhất dành cho con. Tòa án còn phải xem xét đến nguyện vọng của con làm căn cứ để xem xét giải quyết.

GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Khi nào bố giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi li hôn?

Thứ nhất: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về người sẽ trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con thì quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng.

Thứ hai: Trường hợp vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn thì vợ/chồng yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, nếu người chồng chứng minh được vợ không đủ điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người chồng. cụ thể như sau:

– Chứng minh người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng:

Người mẹ không có việc làm ổn định, không có thu nhập, nhiều khoản nợ riêng, không có chỗ ở ổn định. Ngoài ra còn xét đến yếu tố bỏ bê con cái, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

– Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.

– Người mẹ bị tước quyền nuôi con:

Bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trẻ, phá tán tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội.

– Đồng thời, người bố chứng minh mình có khả năng đáp ứng cho con về điều kiện vật chất, tinh thần.

Thủ tục bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi là gì?

Trường hợp vợ chồng đã có thỏa thuận về con chung:

Trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Hai bên đã thỏa thuận khi ly hôn bố sẽ là người nuôi con, thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.Chuẩn bị hồ sơ trong đó Yêu cầu Tòa án công nhận sự thoả thuận của đương sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ.Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, đương sự tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/ huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng. Đối với những trường hợp người vợ hoặc người chồng sinh sống, làm việc tại nước ngoài thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3. Nộp tạm ứng án phí.Sau khi nhận đơn của đương sự, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí. Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận/huyện. Nếu cơ quan giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh/thành phố. Sau đó, đương sự nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án có thẩm quyền.

Bước 4. Giải quyết yêu cầu: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bước 5. Công nhận thuận tình ly hôn: Tòa án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trường hợp chưa thoả thuận được về con chung:

Trường hợp chưa thoả thuận về vấn đề nuôi con thì trình tự giải quyết như một vụ kiện thông thường. Tuy nhiên, một trong hai bên vợ hoặc chồng cần phải cần bị hồ sơ khởi kiện để yêu cầu giải quyết vấn đề nuôi con. Lúc này Toà án sẽ xem xét thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải. Khi đủ điều kiện xử vụ án Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm phán ra bản án ly hôn. Nếu không đồng ý với bản án của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

———————————————————————

Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến vấn đề về ly hôn. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

  • VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Hotline (zalo) tư vấn miễn phí: 0964653879 – 0929228082 – Email: luatduyhung@gmail.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

NHUNG THONG TIN PHAP LY DANG TAI VAHOAC DUOC CAC LUAT SU CHUYEN VIEN PHAP LY TRICH DAN TRA LOI CHI CO HIEU LUC TAI THOI DIEM DANG TAITRICH DAN. 2