Các tỉnh Đông Nam Bộ là địa bàn tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế, như: Phía Bắc giáp Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên – là 2 vùng giàu tài nguyên, khoáng sản. Phía Tây và Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long – nơi có tiềm năng lớn nhất cả nước về nông nghiệp. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển cũng như thuận lợi kết nối với tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Phía Tây Bắc tiếp giáp Campuchia, có nhiều cửa khẩu, thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar theo tuyến đường bộ xuyên Á. Vì thế, vùng Đông Nam Bộ nói chung, các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước.
Bạn đang xem: Kinh tế 05:13, 28/03/2024 GMT+7
Với truyền thống “Thành đồng Tổ quốc”, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu và anh hùng trong lao động, sản xuất, các tỉnh Đông Nam Bộ luôn năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước, cũng là địa bàn dẫn đầu về thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, thu ngân sách…
Những con số tự hào
2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025) của cả nước nói chung và 7 tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng. Bước vào năm 2023, 7 tỉnh trong cụm thi đua các tỉnh Đông Nam Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước) thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thách thức nhiều hơn so với dự báo. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, lạm phát ở mức cao. Ở trong nước có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Các tỉnh có quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao, đồng thời chịu tác động kép từ ảnh hưởng của thị trường quốc tế trên nhiều lĩnh vực và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm…
Công ty Kuka Home Việt Nam, Khu công nghiệp Ðồng Xoài III, TP. Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước sản xuất, kinh doanh hiệu quả và đang giải quyết việc làm cho 6.000 công nhân lao động – Ảnh: Ngân HàXem thêm : 1 số điện thoại đăng ký được bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
Trong bối cảnh chung đó, với tinh thần “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” của các cấp, ngành, cùng sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội của các tỉnh Đông Nam Bộ tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực trên tất cả lĩnh vực. Nổi bật nhất tiếp tục là những kết quả về phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của các tỉnh Ðông Nam Bộ hầu hết tăng trưởng khá, trung bình đạt 7%. Một số tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng khá cao như: Ninh Thuận 9,4%, Bình Phước 8,34%, Bình Thuận 8,1%.
Tổng thu ngân sách địa phương của các tỉnh đạt 258.568 tỷ đồng, trong đó có 3 tỉnh góp mặt trong top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất cả nước: Bà Rịa – Vũng Tàu 89.624 tỷ đồng, Bình Dương 73.257 tỷ đồng, Ðồng Nai 58.035 tỷ đồng.
GRDP bình quân đầu người của các tỉnh trong cụm đều tăng so với năm 2022. Trong đó, một số tỉnh có chỉ số cao như Bà Rịa – Vũng Tàu 192,8 triệu đồng, Bình Dương 171,1 triệu đồng, Ðồng Nai 148 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế của các tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh. Các tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Một số tỉnh đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao, vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao như Bình Dương đạt 157,73%, Bà Rịa – Vũng Tàu 144,43%, Tây Ninh 116,9%.
Thị trường xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh đạt 67 tỷ 603,12 triệu USD. Một số tỉnh có kim ngạch xuất khẩu cao như Bình Dương 31,8 tỷ USD, Đồng Nai 19,764 tỷ USD…
Xem thêm : Củ gai chữa dọa sảy thai có hiệu quả không?
Tổng thu hút đầu tư trong nước của 7 tỉnh đạt 167.183,937 tỷ đồng. Đứng đầu là tỉnh Bình Dương 81.819 tỷ đồng; tiếp đến là tỉnh Bình Thuận 35.562 tỷ đồng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 18.271 tỷ đồng.
Tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 5,49 tỷ USD. Một số tỉnh đạt kết quả nổi bật như Bình Dương 1,467 tỷ USD, Bà Rịa – Vũng Tàu 1,377 tỷ USD; Đồng Nai 1,059 tỷ USD, Bình Phước 830 triệu USD, Tây Ninh 751 triệu USD…
Hướng tới hàng đầu khu vực Ðông Nam Á
Là địa bàn kinh tế lớn nhất của đất nước, với mục tiêu tăng tốc phát triển kinh tế xứng đáng với vị thế, tiềm năng và truyền thống của mình cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của Trung ương, các tỉnh Đông Nam Bộ đang tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai, kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển trong cả vùng. Điển hình như hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành ở tỉnh Đồng Nai. Cải tạo các tuyến đường thủy nội địa và hình thành các cụm cảng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như giải tỏa công suất cho các cảng biển lớn. Phát triển cảng biển Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu thành cảng trung chuyển tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế. Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối với cảng biển Cái Mép – Thị Vải và cảng Cần Giờ…
Các tỉnh Ðông Nam Bộ tiếp tục là địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước. Trong ảnh: Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước – Ảnh: Phú QuýĐông Nam Bộ là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và đang hướng tới hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Các tỉnh Đông Nam Bộ cũng đang nỗ lực phát triển theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, lấy “kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn” là trọng tâm và động lực phát triển. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, ngành dịch vụ chất lượng cao. Huy động tối đa nội lực cho phát triển, kết hợp hài hòa với thu hút đầu tư để phát triển, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng.
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và các cơ chế, chính sách để phát triển thịnh vượng, xứng đáng là khu vực phát triển hàng đầu của cả nước, với kết quả phát triển năm 2023 và thời gian qua, năm 2024 và những năm tới, các tỉnh Đông Nam Bộ chắc chắn sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường của “miền Đông gian lao mà anh dũng” trong xây dựng và phát triển.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp