Lá sen khô là vị thuốc được sử dụng trong hỗ trợ giảm mỡ máu, cải thiện giấc ngủ, chữa mụn nhọt, cảm sốt,…. Tuy nhiên, với từng công dụng khác nhau, sen khô sẽ được sử dụng với cách thức khác nhau và kết hợp cùng một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả.
Đặc điểm của lá sen khô
Lá sen khô hay còn được gọi là hà diệp hay liên diệp, được làm từ lá sen tươi đem đi phơi dưới nắng hoặc sấy khô. Có những đặc điểm như sau:
Bạn đang xem: Lá Sen Khô: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
- Màu sắc lá thường là màu lục tro, do đã bốc hơi hết nước nên bề mặt lá nhăn nheo và nhàu nát, sờ vào hơi nhám.
- Lá sen sau khi phơi khô rất dễ vỡ, chỉ cần bóp nhẹ cũng có thể nát vụn.
- Mùi lá hà diệp thơm nhẹ dễ ngửi, đặc trưng giống mùi của các loại lá khô.
Lá sen thường được thu hái và phơi khô vào mùa hạ, mùa thu. Bởi tại thời điểm này, lá sen sẽ không bị sâu, rách, mang đến chất lượng tốt nhất để trị bệnh.
Bạn có thể tìm thấy lá sen ở khắp các ao, hồ, sông,… Ngoài ra, có nhiều người sẽ trồng tại nhà để làm cảnh hoặc trồng để thu hoạch lá, hạt, bông và củ sen tại các hồ, ruộng nước sâu.
Dược tính và công dụng của lá sen khô
Lá sen khô được biết đến là một trong những loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng nhiều trong y học.
Trong Đông y, lá sen được biết đến là dược liệu có vị đắng, hơi chát và có mùi thơm, tính mát bình. Vì vậy, lá sen có tác dụng thanh thử thăng dương, chỉ huyết với công dụng như một loại thuốc an thần hiệu quả. Ngoài ra, lá sen còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác như huyết áp, sốt xuất huyết, giảm mỡ máu, đại tiện ra máu và chảy máu chân răng. Khi phối hợp dược liệu này với các vị thuốc khác nhau như hà thủ ô, thảo quyết minh và sơn tra thì tác dụng giảm mỡ máu của dược liệu sẽ tốt hơn rất nhiều.
Trong ngành y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng lá sen có chứa rất nhiều hoạt chất quý giá thuộc nhóm alkaloids và flavonoid. Các hoạt chất này có hoạt tính sinh học rất cao. Do đó, lá sen được sử dụng để điều trị các bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, huyết áp hoăc các bệnh nhân liệt người do tai biến mạch máu não. Các hoạt chất tốt trong lá sen sẽ thẩm thấu nhanh và cải thiện tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng để cải thiện tuần hoàn máu não để điều trị các bệnh như căng thẳng, mệt mỏi và bệnh mất ngủ kéo dài.
Cách dùng lá sen khô hiệu quả nhất
Xem thêm : 12 cách chống say xe hiệu quả nhất, an tâm di chuyển
Với những công dụng tốt nên lá sen phơi khô được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là các bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng.
Bài thuốc chữa mất ngủ
Trong trường hợp bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc ngủ không sâu giấc thì có thể sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ bằng lá sen khô.
Cách làm:
- Chuẩn bị khoảng 30 gram lá sen đã được phơi khô, đem lá sen phơi khô thái nhỏ cho vào ấm, thêm chút nước ấm vào để tráng qua thì đổi phần nước này đi.
- Tiếp tục cho thêm 200 ml sôi vào, đậy nắp lại hãm trong 10 phút là có thể sử dụng.
- Sử dụng nước đã hãm để uống thay trà hàng ngày. Chỉ sau 3 đến 5 ngày sử dụng liên tục, chất lượng giấc ngủ của mọi người sẽ được cải thiện đáng kể.
Bài thuốc chữa máu hôi cho sản phụ sau sinh
Rất nhiều sản phụ gặp tình trạng máu hôi sau sinh không ra hết. Khi còn máu hôi , bụng của các sản phụ sẽ đau âm ỉ và dễ gây nhiễm trùng tử cung. Sử dụng bài thuốc dưới đây sẽ giúp phần máu đọng được tống sạch ra ngoài, cải thiện tình trạng đau bụng ứ máu của các sản phụ.
Các bạn chỉ cần chuẩn bị 20 gram lá sen đã được phơi khô, đem chụng qua nước sôi rồi đổ phần nước này đi. Sau đó cho thêm 200 ml nước vào đun, đun đến khi cạn còn 50ml nước thì tắt bếp. Lấy nước đã đun uống 1 lần trong ngày, uống liên tục 4 ngày để có kết quả tốt nhất.
Bài thuốc chữa mụn nhọt
Bệnh nhân gặp tình trạng mụn, nhọt tại chân tay hay trên cơ thể thì có thể sử dụng bài thuốc từ lá sen dưới đây.
Cách 1: Sử dụng lá sen tươi
Bạn có thể sử dụng lá sen còn tươi để trị mụn nhọt, hãy sử đem lá sen bánh tẻ còn tươi đã được rửa sạch. Đem chúng đi giã nát, sau đó cho thêm cơm nếp nóng vào giã chung. Khi hỗn hợp nát và được trộn đều thì đem đắp vào vùng da có mụn. Sau 20 phút thì rửa sạch lại với nước ấm.
Lưu ý: Nếu mụn, nhọt đã bị vỡ thì không nên áp dụng phương pháp này.
Cách 2: Sử dụng lá sen khô
Xem thêm : Bằng B1 có đổi được bằng quốc tế không?
Mọi người cũng có thể sử dụng lá nấu thành nước đặc và còn ấm để rửa các mụn, nhọt, vết thương. Nước lá sen sẽ giúp diệt khuẩn, giúp vết thương, vết mụn nhọt sạch và nhanh lành hơn.
Bài thuốc chữa cảm sốt
Những người bị cảm sốt có thể sử dụng bài thuốc với các nguyên liệu sau để cải thiện:
- 40 gram lá sen đã được phơi khô
- 30 gram rau má
- 20 gram mã đề
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa cho thật sạch, rồi cho vào ấm. Tiếp đến, cho thêm 300 ml nước và đun sôi thì hạ nhỏ lửa.
- Khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp, đổ ra bát cho nguội và sử dụng.
- Nên uống 1 lần một ngày, uống liên tục 3 ngày, bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Bài thuốc chữa đau mắt và cao huyết áp hiệu quả
Người bị đau mắt, cao huyết áp có thể cải thiện tình hình bằng bài thuốc sau đây:
- Lấy lá sen khô, hoa hòe: mỗi loại 10 gram cùng khoảng 4 gram cúc vàng khô. Đem các vị thuốc này rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 200ml nước.
- Đun cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa. Đun tiếp tục cho đến khi nước còn 50 ml thì tắt bếp.
- Một ngày bạn nên uống 2 đến 3 lần, uống liên tục từ 3-5 ngày, bệnh đau mắt sẽ giảm dần và huyết áp sẽ ở mức ổn định hơn.
Lưu ý khi sử dụng lá sen khô
Để việc sử dụng lá sen khô phát huy công dụng tốt và đảm bảo an toàn, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu có lá sen, các bạn có thể tự thu hái và đem về phơi hoặc sấy để đảm bảo an toàn.
- Trong trường hợp tự phơi sấy, các bạn nên chọn cơ sở uy tín để mua loại dược liệu này.
- Chỉ nên sử dụng lá đảm bảo chất lượng, có mùi thơm. Tuyệt đối không dùng lá sen phơi khô đã bị ẩm, mốc.
- Không nên sử dụng lá một cách bữa bãi, nên uống và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Người huyết áp thấp không nên sử dụng loại nguyên liệu trên.
- Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên tự ý sử dụng dược liệu này.
Những thông tin về lá sen khô vừa được cung cấp, chắc hẳn đã giúp mọi người hiểu được những công dụng của loại dược liệu này. Hi vọng, mọi người sẽ chọn được các bài thuốc phù hợp để điều trị bệnh.
Cập nhật lần cuối 9:33 Chiều , 16/04/2023
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp