Lập luận là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì trong triết học, lập luận là năng lực cơ bản của tư duy, thể hiện ở quá trình chuyển đổi các hình thức và các bước phát triển của tư duy nhằm thu được kết quả mong muốn. Có hai kiểu chính của lập luận:
Lập luận theo kiểu rút ra kết luận từ các tiền đề đã cho trước, gọi chung là luận kết. Luận kết có thể theo lối suy diễn, quy nạp hoặc loại tỉ,
Bạn đang xem: Lập luận là gì? Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận
Nói một cách dễ hiểu, lập luận là khả năng một người thể hiện tư duy, ý nghĩ của mình qua ngôn ngữ (viết, nói) nhằm thuyết phục hoặc chứng minh với người khác; để họ tin tưởng, đồng thuận và nghe theo một điều gì đó mà người lập luận muốn.
Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận
1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này là một phương pháp khá phổ biến thường đươc nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng. Phương pháp so sánh là tìm hai đối tượng hoặc nhiều đối tượng có thuộc tính chung để so sánh. Sau đó dựa vào sự tương quan để đưa ra kết luận.
Một ví dụ về phương pháp này: khi nói về chức năng của các loại cây ta dễ dàng thấy cây mía và củ cải đường có điểm chung là có thể dự trữ đường.
2. Phương pháp ngụy biện
Phương pháp ngụy biện dựa vào một sự thật, thực tế bất kì nào đó và suy luận ra những kết luận chủ quan để bác bỏ ý kiến của đối phương.
Một ví dụ về phương pháp này: Chúng ta có thể học tập qua sách vở, bài giảng trên lớp của thầy cô nhưng đây không phải là phương pháp học tập duy nhất mà chúng ta còn có thể học tập bằng nhiều cách khác như tự học, học qua mạng Internet. Đây là kết luận của phương pháp ngụy biện.
3. Phương pháp chứng minh
Xem thêm : Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?
Đây là một phương pháp lập luận bằng cách sử dụng những lý lẽ, bằng chứng và những điều đã được thừa nhận để chứng minh cho luận điểm của mình là xác thực, được tin cậy.
Những điều mà phép luận luận chứng minh nói hoặc viết ra cần phải được chọn lựa và phân tích thì mang tính thuyết phục cao hơn.
Ví dụ: Một nhân viên bán hàng muốn thuyết phục được khách mua hàng thì nhân viên cần phải phân tích các yếu tố cần và đủ để khách cảm thấy mình cần phải mua món hàng này.
4. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp mà chúng ta cần phải chia nhỏ đối tượng thành nhiều phần khác nhau để phân tích, xem xét nội dung một cách toàn diện theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
Mục đích của phân tích là để người đọc hiểu rõ hơn về các khía cạnh của vấn đề. Thông qua hình ảnh biểu tượng, mối liên hệ tương quan với nhau giúp người đọc dễ hình dung hơn thay vì các chủ thể khô khan, trừu tượng trong văn nghị luận.
5. Phương pháp giải thích
Đây là phương pháp giải thích, cắt nghĩa khái niệm của một sự việc hay hiện tượng bất kì nào đó để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Nói một cách đơn giản thì đây là phương pháp dùng từ ngữ dễ hiểu, chi tiết để mô tả các khái niệm khó hình dung cho người đọc.
Phương pháp giải thích thường được áp dụng trong trường hợp bài văn nghị luận xuất hiện các khái niệm mới, khái niệm trừu tượng khó hiểu.
6. Phương pháp bình luận
Xem thêm : Mệnh Thổ nên đeo vàng hay bạc để hút tài lộc, gặp nhiều may mắn
Phương pháp bình luận có nghĩa là bạn sẽ bàn bạc và nhận xét đánh giá một vấn đề liên quan đến sự việc, hiện tượng, điều này cần phải trung thực, thể hiện được ý kiến chủ quan về nhận định của riêng mình.
Cấu trúc của một bài văn nghị luận
Để có được một bài văn nghị luận hay và hoàn chỉnh chúng ta cần phải nắm rõ được cấu trúc cụ thể của một bài văn. Cấu trúc của bài văn nghị luận bao gồm:
Mở bài
Trong phần mở bài chúng ta cần phải nêu ra được vấn đề mà mình sẽ chuẩn bị viết trong phần thân bài phía dưới, để người đọc nắm được.
Thân bài
Sau khi đã cho người đọc biết được vấn đề bạn sắp sửa nói đến chúng ta cần phải triển khai để giải quyết vấn đề. Các lý lẽ, luận điểm, luận cứ cần phải chặt chẽ để thuyết phục người đọc.
Kết bài
Khái quát lại vấn đề, rút ra bài học và liên hệ với bản thân.
Vai trò của những phương pháp lập luận trong văn nghị luậnCó thể thấy rằng trong văn học có rất nhiều phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Điều này sẽ giúp cho bài văn nghị luận trở nên sinh động và hay hơn rất nhiều. Câu chữ sẽ trở nên bay bổng, những luận điểm, luận cứ trong bài văn cũng trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều, sẽ dễ dàng thuyết phục người đọc.
Lời kếtTrên đây là bài viết trình bài khái niệm của lập luận, Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận xã hội và bố cục của một bài văn nghị luận. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm rõ các khái niệm và phương pháp luận trong văn nghị luận xã hội. Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ fschool.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp