(Bqp.vn) – Nền quốc phòng Việt Nam dựa vào sức mạnh toàn dân, toàn diện của các nguồn lực, bao gồm lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
Xây dựng lực lượng toàn dân
Bạn đang xem: Xây dựng lực lượng quốc phòng
Lực lượng toàn dân gồm các ngành, các cấp và quần chúng nhân dân; là lực lượng đông đảo nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất và là chỗ dựa vững chắc nhất của quốc phòng.
Việt Nam chủ trương xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân của dân, do dân, vì dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân để xây dựng lực lượng quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, thông qua việc củng cố vững chắc hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó hệ thống chính trị là hạt nhân của lực lượng quốc phòng, có vai trò quyết định trong huy động, phát huy sức mạnh quốc phòng của đất nước. Việc xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong tập hợp, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trực tiếp đấu tranh bảo vệ địa phương, cơ quan, đơn vị mình, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm : Các bệnh về móng tay và cách điều trị, chăm sóc đúng cách
Xây dựng lực lượng toàn dân bao gồm xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm và lực lượng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, các cấp, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các loại hình tổ chức kinh tế, xã hội, điều kiện của từng vùng, miền; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ
Việt Nam chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, là nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có sức mạnh chiến đấu ngày càng cao; tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hiệu quả; cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý; phù hợp với quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân; đồng thời sẵn sàng phát triển lực lượng đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.
Xem thêm : Phân biệt giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức
Bộ đội chủ lực được tổ chức tinh nhuệ, có hỏa lực mạnh; trang bị phương tiện cơ động nhanh, có thể đảm nhiệm tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân, binh chủng; chú trọng xây dựng các đơn vị đặc nhiệm, đặc công tinh nhuệ.
Bộ đội địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của từng địa phương, trên từng địa bàn lãnh thổ, vùng, miền, biên giới, ven biển, hải đảo; được trang bị vũ khí phù hợp, phát huy hiệu quả trong khu vực phòng thủ.
Lực lượng dự bị động viên hùng hậu, rộng khắp, đủ số lượng, chất lượng chính trị cao, đúng cơ cấu thành phần, trình độ quân sự, chuyên môn giỏi, tạo cơ sở để kịp thời phát triển Quân đội khi cần thiết; quản lý, huấn luyện tốt, chặt chẽ, bảo đảm sẵn sàng bổ sung vào lực lượng thường trực.
Lực lượng Dân quân tự vệ được xây dựng vững mạnh, rộng khắp, chất lượng cao, phù hợp với các địa phương, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp