Tại sao nhiều cha mẹ tích cực đưa lươn vào thực đơn ăn dặm cho trẻ nhỏ? Bởi đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển của bé. Chỉ cần áp dụng các bí quyết chế biến lươn nấu ăm dặm cho bé thơm ngon, chắc chắn chúng ta sẽ mang đến cho con bữa ăn tuyệt vời nhất. Sakura Montessori sẽ chia sẻ 10+ công thức nấu cháo lươn không tanh, đầy đủ dinh dưỡng mời phụ huynh cùng tham khảo.
Lợi ích của lươn nấu cho bé ăn dặm
Lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g thịt lương theo bảng thành phần thức ăn của Viện dinh dưỡng Quốc gia có chứa: 18,7g chất đạm; 0,9g chất béo; 150mg phospho; 39mg canxi, 1,6mg sắt; nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin A, B2, D, B1, B6… và các khoáng chất thiết yếu khác.
Bạn đang xem: Chia sẻ 10+ thực đơn lươn nấu ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng
Sử dụng lươn nấu cho bé ăn dặm mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Các loại vitamin A, B2, D, B1, B6… và các khoáng chất thiết yếu khác hỗ trợ tăng cường phát triển toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó nhiều vitamin hỗ trợ tăng khả năng hấp thu thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon. Từ đó nâng cao đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh thường gặp ở trẻ như cảm cúm, viêm đường hô hấp…
- Tăng cường thị lực: Trong lươn có nhiều vitamin A đóng vai trò quan trọng tăng cường thị giác cho mắt, giúp trẻ tăng khả năng nhìn rõ trong điều kiện thiếu sáng.
- Hỗ trợ bổ sung sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành huyết sắc tố hemoglobin, ngăn ngừa thiếu máu. Chất sắt dồi dào trong thịt lươn bổ sung tốt cho các con vì vậy chúng ta nên chế biến món ăn dặm lươn cho bé.
- Bổ sung canxi: Trẻ trong giai đoạn ăn dặm cần được bổ sung đầy đủ canxi để phát triển hệ thống xương, răng chắc khỏe tăng cường chiều cao và độ cứng cáp. Thiếu hụt canxi dễ dẫn đến hiện tượng còi xương, xương nhôm ức lõm, răng mọc chậm, ngủ không ngon giấc… Bổ sung canxi qua việc cho trẻ ăn dặm với lươn là một trong những cách hiệu quả cha mẹ nhé.
Mẹo nấu ăn dặm lươn cho bé không tanh
Để nấu các món lươn cho bé ăn dặm thơm ngon không tanh, ngoài công thức chế biến thì việc chọn lươn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Sakura Montessori sẽ bật mí mẹo chọn lươn và cách sơ chế đúng chuẩn trong nội dung tiếp theo.
1. Cách chọn lươn tươi
Khi chọn lươn nấu ăn dặm cho trẻ chúng ta nên chú ý một số điểm:
- Chọn lươn có da màu vàng, da có động bóng, các đường viền vàng trên thân sắc nét, đuôi lươn dài dài. Không chọn lượn da sần sùi hay trên mình có các đốm lạ. Chọn lươn tươi, vẫn còn sống, bò nhanh nhẹn.
- Không chọn lươn chết, vì có chứa độc tố Histamine có hại cho sức khỏe của bé.
- Không chọn lươn quá to hay quá nhỏ, chọn con có trọng lượng khoảng 1 – 1,5kg là phù hợp.
>>Xem thêm: 6 kinh nghiệm và 5 nguyên tắc tập ăn dặm cho bé
2. Cách sơ chế lươn nấu ăn dặm cho trẻ
Khi nấu các món lươn cho con ăn dặm, nếu cha mẹ không sơ chế khử tanh kỹ sẽ khiến món ăn không thơm ngon, làm ảnh hưởng đế vị giác của trẻ. Cách sơ chế lươn không tanh thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Cho giấm hoặc muối vào thau đựng lươn và đậy lại trong khoảng 5 – 10 phút để lươn quẫy và ra hết nhớt.
- Bước 2: Dội nước sôi vào thau lươn để lươn chết, sau đó dùng dao cạo nhẹ hoặc dùng giấy tuốt cho hết nhớt và rửa sạch với nước.
- Bước 3: Cắt bỏ đầu lươn, dùng dao rạch bụng lươn một đường dài và loại bỏ nội tạng. Tiếp tục xả nước rửa sạch cả phần bụng và phía ngoài lươn.
- Bước 4: Có thể cắt lươn thành khúc (hoặc giữ nguyên cả con), thêm gừng và luộc hoặc hấp chín để khử sạch mùi tanh
- Bước 5: Gỡ bỏ da, lọc hết xương tách lấy phần thịt lươn để chế biến các món lươn cho bé ăn dặm tùy nhu cầu.
10+ thực đơn lươn nấu ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng
Nhiều phụ huynh băn khoăn lươn nấu món gì cho bé ăn dặm? Lươn nấu được rất nhiều món ăn dặm thơm ngon, đặc biệt loại thịt này có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác như các loại rau ngót, rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, khoai lang hay các loại đâu… Dưới đây Sakura Montessori gửi đến cha mẹ 10+ thực đơn lươn nấu ăn dặm cho bé cân bằng dinh dưỡng, chúng ta cùng tham khảo nhé.
1. Cháo lươn bí đỏ
Bí đỏ chứa nhiều vitamin A thường được sử dụng kết hợp với nhiều loại thịt khác nhau cho bé ăn dặm. Bí đỏ kết hợp với lươn nấu thành tô cháo có vị ngọt dịu, thơm ngon giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Công thức món ăn dặm này khá đơn giản, cụ thể:
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn đồng: 50g
- Gạo: 30g
- Bí đỏ: 50g
- Gừng, hành tím
- Dầu ăn
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Gừng và hành tím bỏ vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm bí đỏ, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Cháo bí đỏ chín nhừ thêm thịt lươn vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 3 phút và tắt bếp
- Múc cháo ra tô ăn dặm, thêm 1 thìa dầu ăn dặm đảo đều, chờ cháo nguội và cho trẻ ăn trực tiếp
2. Cách chế biến lươn cho trẻ ăn dặm với đậu xanh
Đậu xanh là thực phẩm có hàm lượng vitamin C, E lớn có tác dụng tăng cường một cách tối ưu hệ miễn dịch cho trẻ. Vì vậy kết hợp đậu xanh và lươn nấu cháo là gợi ý rất hay để cha mẹ đưa vào thực đơn ăn dặm của con. Chúng ta hãy nấu món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ ngay hôm nay cho con thưởng thức nhé.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn: 50g
- Gạo: 30g
- Đậu xanh: 10g
- Dầu ô liu
Các bước chế biến
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước trong khoảng thời gian 30 phút để đậu mềm
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm đậu xanh, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Cháo đậu xanh chín nhừ thêm thịt lươn vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 3 phút và tắt bếp
- Múc cháo ra tô ăn dặm, thêm 1 thìa dầu ăn dặm đảo đều và cho trẻ thưởng thức khi cháo còn ấm.
3. Cháo lươn nấu rau cải xanh không tanh
Nếu cha mẹ đang băn khoăn dùng lươn nấu món gì cho bé ăn dặm, thì cháo lươn rau cải xanh là gợi ý cực hay. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, công thức khá đơn giản, chúng ta đã dành cho bé 1 bữa ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng và ngon miệng.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lươn tươi: 1 con
- Rau cải: 1 bó nhỏ
- Gạo tẻ: 50g
- Gừng, hành tím
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Rau cải nhặt bỏ rễ, rửa sạch, cắt nhỏ
- Gừng bỏ vỏ, rửa sạch, thái sợi
- Hành tím bỏ rễ và vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Khi cháo chín nhừ cho lươn xào, rau cải khuấy đề và đun sôi trong thời gian khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
- Múc cháo ra tô và cho trẻ ăn trực tiếp khi cháo đã nguội bớt.
4. Cháo lươn, cà rốt, đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan và cà rốt là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy khi chế biến cháo lương kết hợp cà rốt và đậu Hà Lan sẽ được món ăn dặm giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là công thức giúp chúng ta chinh phục món ăn này.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt lươn: 30g
- Cà rốt: 20g
- Đậu Hà Lan: 20g
- Hành tím: 1 củ
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhỏ
- Đậu hà lan ngâm và rửa sạch, để ráo nước
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm đậu Hà Lan, cà rốt và nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Khi cháo chín nhừ cho lươn xào khuấy đề và đun sôi trong thời gian khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp (với trẻ đã bước vào giai đoạn ăn thô tốt, cha mẹ có thể cho trực tiếp lươn xào vào tô cháo và trộn cho trẻ thưởng thức ngay).
- Múc cháo vào tô, chờ cháo nguội bớt, thêm chút dầu ăn dặm đảo đều và cho trẻ thưởng thức khi cháo còn ấm.
5. Cháo lươn khoai môn
Cháo lươn nấu khoai môn mang đến hương vị béo thơm và hoàn toàn khác biệt. Món ăn này hấp dẫn nhiều em bé đang trong độ tuổi ăn dặm, nhất là các bé chậm lớn, suy dinh dưỡng, thấp còi. Công thức dưới đây sẽ giúp cha mẹ chế biến thành công món ăn dặm này.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn: 50g
- Gạo tẻ: 30g
- Khoai môn: 50g
- Ngò rí
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Ngò rí nhặt sạch, rửa và thái nhỏ
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm khoai môn, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Khi cháo khoai môn chín nhừ cho thịt lươn vào khuấy đều và đun sôi trong thời gian khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
- Múc cháo ra tô, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều và cho trẻ ăn trực tiếp khi cháo đã nguội bớt.
6. Cháo lươn súp lơ xanh
Cháo lươn cùng bông cải xanh là món ăn dặm không tanh, ngon chuẩn, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng giúp bé tăng cân. Trong món cháo này cung cấp đủ chất xơ, vitamin A, vitamin C, protein và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của bé.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo: 30g
- Thịt lươn: 50g
- Súp lơ xanh: 20g
- Gừng tươi, hành tím
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Súp lơ xanh rửa sạch và băm hoặc xay nhuyễn
- Hành tím bỏ vỏ và rễ, rửa sạch, thái lát mỏng
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Cháo chín nhừ thêm thịt lươn, súp lơ xanh vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 – 7 phút, sau đó nêm nếm gia vị thích hợp với khẩu vị của bé và tắt bếp
- Múc cháo ra bát, chờ cháo nguôi cho bé ăn
7. Cháo lươn nấu củ cải trắng ăn dặm
Củ cải trắng có vị ngọt tự nhiên giúp tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp sắt và nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Kết hợp củ cái trắng và lươn nấu cháo là gợi ý tuyệt vời cho bé bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn đồng: 50g
- Củ cải trắng: 30g
- Gạo tẻ: 30g
- Hành tím, hành lá, ngò rí
Các bước chế biến
- Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng
- Hành tím bỏ vỏ và rễ, rửa sạch, thái lát mỏng
- Hành lá, ngò rí nhặt và rửa sạch, thái nhỏ
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm củ cải trắng, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Cháo chín nhừ thêm thịt lươn, vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 phút, sau đó nêm nếm gia vị thích hợp với khẩu vị của bé, thêm hành lá, ngò rí đảo đều và tắt bếp
- Như vậy chúng ta đã hoàn thành món cháo lươn củ cải trắng cho trẻ thưởng thức trong bữa ăn dặm hôm nay
8. Cháo lươn rau ngót
Cháo lươn rau ngot có hương vị đặc trưng ngọt béo và nhiều dưỡng chất. Đặc biệt món cháo này phù hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Cha mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo lươn rau ngót ngay ở đây.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ: 50g
- Lươn: 1 con
- Rau ngót 100g
- Gia vị nấu ăn dặm
Các bước chế biến
- Rau ngót nhặt sạch, rửa và thái nhỏ
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cháo chín nhừ thêm thịt lươn, rau ngót vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 phút, sau đó nêm nếm gia vị thích hợp với khẩu vị của bé và tắt bếp
- Múc cháo ra tô ăn dặm, thêm 1 thìa dầu ăn dặm đảo đều và cho trẻ thưởng thức khi cháo còn ấm.
9. Cháo lươn cà rốt
Cháo lươn cà rốt là 1 trong những món ăn dặm với lươn thơm ngon, bổ dưỡng và tốn ít thời gian để chế biến. Món cháo này còn có màu sắc bắt mắt thu hút trẻ, đồng thời có hàm lượng dinh dưỡng cao, cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy nhanh tay chế biến ngay món ăn dặm này trong bữa ăn hôm nay cho con thưởng thức.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn: 50g
- Gạo tẻ: 30g
- Cà rốt: 20g
- Hành tím
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Cà rốt cắt bỏ cuống, gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành khối, luộc chín và xay nhuyễn
- Hành tím lột vỏ, bỏ rễ, rửa sạch và băm nhuyễn
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo, thêm hành tím và phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đảo đều, thêm gia vị ăn dặm đảo đều và tắt bếp
- Cháo chín nhừ thêm thịt lươn, cà rốt vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 phút, sau đó nêm nếm gia vị thích hợp với khẩu vị của bé và tắt bếp
- Trình bày cháo ra tô ăn dặm, thêm dầu ăn đảo đều và cho bé thưởng thức
10. Cháo ăn dặm lươn cho bé với khoai lang
Khoai lang có lượng chất xơ dồi dào và được xem là thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nấu cháo lương cùng khoai lang tạo nên món ăn dặm vừa đủ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân và ngon miệng. Chúng ta cùng chế biến món cháo này theo công thức khá đơn giản dưới đây nhé.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn: 50g
- Gạo tẻ: 50g
- Khoang lang: 30g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, hấp chín và tán nhuyễn
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cháo chín nhừ thêm thịt lươn, khoai lang vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 phút, sau đó nêm nếm gia vị thích hợp với khẩu vị của bé và tắt bếp
- Như vậy chúng ta đã hoàn thành món cháo lươn, khoai lang và có thể múc ra tô cho trẻ thưởng thức.
11. Cháo lươn rau rền đỏ
Cháo lươn kết hợp rau gì để bé ăn ngon miệng mà bổ dưỡng là câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều từ phụ huynh. Cha mẹ đừng quên rau rền đỏ chứa nhiều sắt, đây là hợp chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
Xem thêm : Người vay không trả tiền đã vay thì có thể bị khởi kiện ra tòa
Xem thêm : Cách làm tắc kè ngâm rượu chuẩn – Thần dược cho phái mạnh
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lươn: 30g
- Rau dền đỏ: 20g
- Gạo tẻ: 30g
- Đậu phụ non: 20g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Rau dền đỏ nhặt và rửa sạch, băm nhỏ
- Đậu phụ non rửa sạch, luộc chín và tán nhuyễn cùng với nước
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể ngâm gạo trước khi ninh khoảng 30 phút để ninh cháo nhanh chín)
- Lươn sơ chế khử sạch mùi tanh, thêm chút gừng luộc hoặc hấp chín, tách riêng lấy phần thịt bỏ da và xương
- Cháo chín nhừ thêm thịt lươn, rau rền đỏ vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 phút, sau đó nêm nếm gia vị thích hợp với khẩu vị của bé và tắt bếp
- Múc cháo ra tô ăn dặm, thêm 1 thìa dầu ăn dặm đảo đều và cho trẻ ăn trực tiếp.
Một số lưu ý khi nấu các món lươn cho bé ăn dặm
Ngoài việc quan tấm đến cách chế biến lươn cho trẻ ăn dặm, trong quá trình thực hiện cha mẹ nên quan tâm đến một số vấn đề cần lưu ý dưới đây:
- Sơ chế sạch lươn và khử mùi tanh: Do lươn là động vật sống trong bùn dưới nước và ăn tạp nên dễ nhiễm kí sinh trùng, ấy trùng, vi khuẩn… có hại. Chính vì vậy việc sơ chế lươn đóng vai trò quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần sơ chế sạch lươn và khử mùi tanh trước khi chế biến.
- Không chọn lươn ươn hay lươn đã chết nấu ăn dặm cho trẻ: Thịt lươn ươn hay lươn chết có chứa chất độc histamine gây dị ứng miễn dịch có hại cho sức khỏe. Do đó cha mẹ nên chọn lươn tươi sống, không dùng lươn ươn hay lươn chết chết biến đồ ăn dặm cho con.
- Giai đoạn cho trẻ ăn dặm với lươn: Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, cha mẹ nên cho con ăn thịt lươn từ giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi. Lươn là thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, do đó chúng ta nên cho bé bắt đầu ăn với lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng. Nếu con không bị dị ứng, phụ huynh sẽ bổ sung các món nấu với lươn và thực đơn ăn dặm cho trẻ.
- Khẩu phần ăn lươn phù hợp với từng độ tuổi của bé: Chúng ta nên quan tâm đến khấu phần ăn dặm với lươn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: mỗi bữa cho bé ăn từ 20 – 30g lươn, 3 – 4 bữa/tuần
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: có thể cho trẻ ăn mỗi ngày 1 bữa, mỗi bữa 30 – 40g lươn
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa/ngày, mỗi bữa 50 – 60g lươn
- Chú ý khi chế biến: Cha mẹ có thể dùng phần xương lươn để ninh thành nước nấu cháo cho trẻ. Hấp hoặc luộc lươn chín sau đó gỡ xương sẽ dễ nhặt sạch xương hơn. Thịt lươn sau khi gỡ không nên chạm nước sẽ tránh lươn có mùi tanh.
- Chú ý khi cho trẻ ăn: Nên cho trẻ thưởng thức các món ăn dặm với lươn khi còn ấm để tránh mùi tanh. Khi tập cho trẻ ăn lươn nên cho con ăn với lượng nhỏ và quan sát thường xuyên phản ứng dị ứng của trẻ để kịp thời xử lý.
Dùng lươn nấu ăn dặm cho trẻ không còn khó với những công thức chế biến trên đây. Cha mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà cho bé yêu thưởng thức. Sakura Montessori hy vọng các bậc phụ huynh sẽ xây dựng thực đơn dinh dưỡng ngon, bổ giúp con phát triển một cách toàn diện. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất trên hành trình chăm con cha mẹ nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp