Câu hỏi:
Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng?
A. Nét liền đậm
Bạn đang xem: đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng
B. Nét liền mảnh
C. Nét gạch chấm mảnh
D. Nét đứt mảnh
Đáp án đúng A.
Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm, mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh, còn mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng A:
Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như lỗ, rãnh… nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt, làm bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa. Trên các bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt và hình cắt để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong vật thể.
Giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó, được các hình:
– Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt
– Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt
1/ Mặt cắt:
Mặt cắt được thể hiện bằng đường kẻ gạch gạch.
Mặt cát dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể:
– Mặt cắt chập
Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản
– Mặt cắt rời
Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh
2/ Hình cắt:
Tùy theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.
Xem thêm : Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5 là gì?
– Hình cắt toàn bộ
Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
– Hình cắt một nửa (bán phần)
Hình biểu diến môt nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn vật thể đối xứng. Thường không vẽ các nét đứt ở phần hình chiếu khi chúng được thể hiện trên phần hình cắt
– Hình cắt cục bộ
Hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt. Đường giới hạn của phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.
Mọi người cùng hỏi :
Câu hỏi 1: Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng phương pháp gì?
Trả lời: Đường bao của mặt cắt rời thường được vẽ bằng phương pháp thước kẻ hoặc dụng cụ vẽ chính xác trên giấy. Người vẽ sẽ sử dụng các dấu vết, đường kẻ và các hình học cơ bản để tạo ra hình ảnh của mặt cắt rời của đối tượng.
Câu hỏi 2: Đường bao của mặt cắt rời thường thể hiện những gì?
Trả lời: Đường bao của mặt cắt rời thường thể hiện biên của vùng bị cắt đứt, cho thấy ranh giới giữa phần bên trong mặt cắt và phần bên ngoài mặt cắt. Điều này giúp người xem hiểu rõ hơn về cấu trúc nội bên của đối tượng.
Câu hỏi 3: Đường bao của mặt cắt rời có tác dụng gì trong việc mô tả đối tượng?
Trả lời: Đường bao của mặt cắt rời giúp mô tả chi tiết về cấu trúc nội bên của đối tượng, cho thấy các lớp, cấu thành và mối tương quan giữa các phần của đối tượng. Điều này làm cho việc hiểu về cấu trúc trở nên dễ dàng hơn và hỗ trợ trong việc thiết kế, xây dựng hoặc nghiên cứu về đối tượng đó.
Câu hỏi 4: Để vẽ đường bao của mặt cắt rời, người vẽ cần biết điều gì?
Trả lời: Để vẽ đường bao của mặt cắt rời, người vẽ cần biết về kiến thức cơ bản về hình học không gian, cấu trúc của đối tượng, và cách đặt dấu vết hoặc các kỹ thuật vẽ để thể hiện mặt cắt rời một cách chính xác. Sự sáng tạo và khả năng diễn đạt thông tin trực quan cũng rất quan trọng trong quá trình vẽ mặt cắt rời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp