Môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sinh vật rất đa dạng

Môi trường sinh vật là gì

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu tạo nên môi trường, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng của sinh vật. Tùy vào từng loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

Ví dụ về môi trường sống của sinh vật:

  • Loài chim sống trên cao
  • Loài cá sống dưới nước
  • Loài giun sống trong lòng đất.

Thậm chí, sinh vật này còn là môi trường sống của sinh vật khác, ví dụ như:

  • Nấm kí sinh sống trong thân cây, lá cây
  • Ruột động vật là môi trường sống cho giun, sán

Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật

Trời đất gồm 4 môi trường sống của sinh vật, bao gồm:

  • Môi trường trong đất
  • Môi trường nước
  • Môi trường trên mặt đất
  • Môi trường sinh vật

1. Môi trường trong đất

Môi trường trong đất

Môi trường trong đất

Trong long đất bao gồm đất cát, đất sỏi, đá,… tùy vào đặc tính của từng loài mà chúng sống ở trong loại đất khác nhau. Có sinh vật có thích nghi với đất ẩm nhưng có sinh vật lại thích nghi với đất có độ ẩm thấp.

Ví dụ:

  • Giun sống trong lòng đất
  • Loài Tê Tê bơi được trong cát
  • Chuột dúi sống trong lòng đất

2. Môi trường nước

Sinh vật sống trong môi trường nước

Sinh vật sống trong môi trường nước

Nhắc đến môi trường sống của sinh vật thì không thể bỏ qua môi trường nước. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sự sống và là môi trường cho hàng triệu sinh vật tồn tại và phát triển. Môi trường nước đa dạng như: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ,…

Ví dụ:

  • Cá chép, cá trắm, cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt
  • Cá thu, cá ngừ, cá mập sống trong môi trường nước mặn
  • Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ
  • Rong biển sống trong môi trường nước mặn

3. Môi trường trên mặt đất

Môi trường trên mặt đất

Môi trường trên mặt đất

Mặt đất là môi trường sống của rất nhiều sinh vật trong đó có cả con người. Mặt đất bao gồm các bộ phần như đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển,… Có thể nói, mặt đất là môi trường sống của nhiều loại sinh vật nhất.

Ví dụ:

  • Các loài thực vật trên mặt đất như: Cây xanh, cây ăn quả, cây lương thực,..
  • Các loài gia súc – gia cầm như: Gà, vịt, lợn, gà,..
  • Các loài chim cò vạc,…

4. Môi trường sinh vật

Giun sống trong ruột

Giun sống trong ruột

Sinh vật cũng chính là môi trường sống của sinh vật khác. Môi trường này cũng rất đa dạng, có cái có lợi nhưng cũng có cái có hại.

Ví dụ:

  • Các loài cây xanh là môi trường sống của nấm
  • Bộ lông chó là nơi sinh sống của các loài bọ, ghẻ
  • Ruột là môi trường sống của giun sán

Môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sinh thái

ảnh hưởng của môi trường sống của sinh vật

Môi trường sống của sinh vật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm và con người. Những yếu tố này chi phối lẫn nhau và tác động xấu hoặc tốt đến môi trường sống. Cụ thể như sau:

  • Ánh sáng: Chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống của sinh vật trên trái đất, chịu ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật.
  • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 0 – 50oC
  • Độ ẩm: Điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật, đặc biệt trong quá trình quang hợp ở thực vật