Lời giải sgk Lịch Sử 11 Bài 4:

  • (Cánh diều) Giải Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

    Xem lời giải

  • (Kết nối tri thức) Giải Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

    Xem lời giải

  • (Chân trời sáng tạo) Giải Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay

    Xem lời giải

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 4 (có đáp án): Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) (phần 4)

Câu 31. Từ giữa thế kỉ XIX, ở các nước Đông Nam Á vẫn còn tồn tại chế độ

A. chiếm nô. B. phong kiến

C. tư bản chủ nghĩa. D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 32. Các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành công cuộc xâm lược các nước Đông Nam Á vào

A. đầu thế kỉ XIX. B. giữa thế kỉ XIX.

C. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.

Câu 33. Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Anh vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XX.

C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Đầu thế kỉ XIX.

Câu 34. Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào

A. giữa thế kỉ XIX. B. cuối thế kỉ XIX.

C. đầu thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.

Câu 35. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của

A. thực dân Anh, Pháp, Mĩ.

B. thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

C. thực dân Mĩ, Hà Lan, Pháp.

D. thực dân Anh, Pháp.

Câu 36. Triều đại nào của Vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm?

A. Triều đại Ra-ma I.

B. Triều đại Ra-ma IV.

C. Triều đại Ra-ma V.

D. Triều đại Ra-ma VI.

Câu 37. Trong chính sách đối ngoại, Vua Ra-ma IV đã mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước

A. Anh, Pháp, Trung Quốc.

B. tư bản Âu – Mĩ.

C. Trung Quốc, Nhật Bản.

D. Mĩ, Nhật Bản.

Câu 38. Ra-ma V trị vì đất nước Xiêm trong thời gian

A. 1868- 1892. B. 1886- 1892.

C. 1868 – 1910. D. 1868- 1912.

Câu 39. Yếu tố khách quan giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX là

A. Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. Xiêm cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc cho các nước đế quốc.

C. Xiêm nằm ở vùng đệm giữa hai khu vực thuộc địa của Hà Lan và Pháp.

D. Xiêm nằm ở vùng đệm giữa hai khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

Câu 40. Thực dân Pháp xâm chiếm Lào khi

A. đã xâm chiếm Thái Lan và Cam-pu-chia.

B. đã hoàn thành việc bình định quân sự Việt Nam và Cam-pu-chia.

C. vừa đặt chân đến Việt Nam, Cam-pu-chia.

D. xâm chiếm xong hàng loạt các nước Đông Nam Á.

Câu 41. Mở đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa của

A. Ong Kẹo.

B. Com-ma-đam.

C. Pa-chay.

D. Pha-ca-đuốc.

Câu 42. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào.

D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

Câu 43. Trong các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX, cuộc khởi nghĩa nào giải phóng Xa-va-na-khét và mở rộng sang cả vùng biên giới Việt – Lào?

A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

B. Khởi nghĩa của Ong Kẹo.

C. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.

D. Khởi nghĩa của Pa-chay.

Câu 44. Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu vì

A. Chưa có chính đảng của giai cấp tư sản và vô sản lãnh đạo.

B. thực dân Pháp còn rất mạnh và đủ sức đàn áp.

C. các phong trào chưa nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. các phong trào diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức

Câu 45. Cuộc cải cách của vua Rama V đã

A. giúp Xiêm trở thành một nước tư bản hùng mạnh ở Đông Nam Á.

B. giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc.

C. xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến ở Xiêm.

D. thiết lập chế độ cộng hòa ở Xiêm.

Câu 46. Một trong những nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược là

A. chế độ phong kiến ở đây đang phát triển đến đỉnh cao.

B. giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

C. có mối quan hệ mật thiết với các nước phương Tây.

D. kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

Câu 47. Các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX đặt dưới sự lãnh đạo của

A. công nhân, nông dân.

B. tầng lớp trí thức, tiểu tư sản.

C. sĩ phu phong kiến, nông dân.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La-tinh (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) (phần 1)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La-tinh (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) (phần 2)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La-tinh (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) (phần 3)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La-tinh (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) (phần 4)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) (phần 1)

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3