Quy định về hội phí của Hội người cao tuổi

Quy định về hội phí của Hội người cao tuổi. Điều kiện gia nhập hội người cao tuổi.

Tóm tắt câu hỏi:

Chúng tôi là cư dân tại khu Times City. Ngày 9 tháng 4 năm 2016 chúng tôi đã tiến hành Hội nghị người cao tuổi trong tòa nhà T05, lập ra ban chấp hành và tiến hành thu Hội phí. Toàn khu Vinhomes Times city hiện có 12 tòa nhà đã có cư dân sinh sống. Ông Trần A đứng ra thành lập Chi hội người cao tuổi toàn khu Vinhomes Times city. Mỗi tòa nhà ở đây có khoảng 400 căn hộ và ước tính có khoảng 50 đến 60 hội viên người cao tuổi sinh sống. Ông A đề nghị chúng tôi (phân hội tòa T5) nộp cho ông A số tiền 25.000 đồng/người. Trong khi theo quy đinh của điều lệ Hội người cao tuổi thì hội phí là 2000 đồng /người, như vậy có đúng không? Nếu phải nộp hết tiền hội phí cho cấp bên trên thì chúng tôi lấy quỹ đâu mà hoạt động? Rất mong được tư vấn. Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Người cao tuổi Việt Nam là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, sống ở trong và ngoài nước có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, giáo dục thế hệ trẻ về nhân cách, lòng yêu nước, giữ gìn gia phong, kỷ cương phép nước. Người cao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập, thống nhất đất nước; nay đang tiếp tục đem trí tuệ, kinh nghiệm, nghề nghiệp, tài năng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo quy định của Luật người cao tuổi 2009 không quy định về đóng phí Hội người cao tuổi, tuy nhiên áp dụng theo quy định của Quyết định số 285/QĐ-BNV ngày 30 tháng 03 năm 2012 có quy định về Hội viên như sau:

Điều 10. Nhiệm vụ:

1. Chấp hành Điều lệ Hội, các nghị quyết của Hội, tham gia sinh hoạt, hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội.

2. Tuyên truyền, giáo dục trong gia đình và xã hội về lòng yêu nước, đạo lý và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức của bản thân cho thế hệ trẻ.

quy-dinh-ve-hoi-phi-cua-hoi-nguoi-cao-tuoi

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân cùng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội, các quy chế, quy ước của địa phương.

4. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.”

Theo quy định tại Khoản b) Điều 3 Hướng dẫn 196/2012/ HD – NCT quy định hội phí như sau: “Hội viên phải đóng đầy đủ hội phí theo quy định 2.000 đồng (hai ngàn đồng)/ tháng/ hội viên. Hội viên là người già yếu, không nơi nương tựa, hoàn cảnh thực sự khó khăn có thể được miễn hoặc giảm hội phí. Việc miễn, giảm hội phí do chi hội, tổ hội quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở.”

Như vậy, mức hội phí mỗi hội viên đóng 2.000 đồng/tháng được áp dụng chung cho các hội viên trong toàn Hội từ năm 2012 theo Hướng dẫn 196/2012/ HD – NCT. Số tiền đóng quỹ 25.000 đồng/người như bác nêu trên là không theo quy định của Điều lệ người cao tuổi.

Cũng theo quy định của Điều lệ này, Ban chấp hành Hội người cao tuổi cơ sở (xã, phường) quyết định tỉ lệ trích nộp hội phí thu được cho phù hợp điều kiện thực tế địa phương (để lại ít nhất 70% hội phí cho chi hội hoạt động, còn lại nộp cho Hội cơ sở). Hội phí được sử dụng vào các hoạt động của Hội: Hội họp, văn phòng phẩm, tài liệu học tập, báo chí…

Như vậy, tỉ lệ trích nộp cho cấp trên của hội phí Hội người cao tuổi chỉ từ 30% trở xuống. Vậy, số quỹ còn lại Hội vẫn có thể sử dụng vào các hoạt động của Hội.