Đây là thắc mắc về cách mua bảo hiểm y tế (BHYT) của anh Minh Quang (23 tuổi), bạn đọc Báo Thanh Niên.
- Khí hậu Việt Nam phân hoá đa dạng
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, so sánh với pháp luật Đức và Liên bang Nga, đề xuất và kiến nghị hoàn thiện
- Rắn xuất hiện trong phòng resort khiến dân mạng xôn xao là loài gì?
- Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không? Dùng thế nào hợp lý?
- Oxit axit là gì? Cách đọc oxit axit chuẩn xác nhất
Về câu hỏi này, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM cho biết, theo quy định tại luật Cư trú, diện tham gia BHYT hộ gia đình là những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại TP.HCM (trừ những người thuộc nhóm phải tham gia BHYT bắt buộc theo quy định của luật BHYT).
Bạn đang xem: Thuê trọ tại TP.HCM thì mua BHYT ở đâu?
Căn cứ luật BHYT và các văn bản hướng dẫn liên quan hiện nay, thì thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình gồm: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) do người tham gia kê khai, không yêu cầu người tham gia cung cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Xem thêm : Mùa hoa đỗ quyên nở rực rỡ 'hút' khách du lịch đến Tam Đảo
Tuy nhiên, theo luật Cư trú thì công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Như vậy, để tham gia BHYT hộ gia đình ở TP.HCM, người dân cần thực hiện đăng ký tạm trú trực tuyến (thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia) hoặc đến trực tiếp tại công an phường, xã để được hướng dẫn cách đăng ký.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú, người dân liên hệ tổ chức dịch vụ thu như UBND phường/xã/thị trấn, bưu điện… (danh sách này được cập nhật trên trang web của BHXH TP.HCM) hoặc cơ quan BHXH quận/huyện nơi đang tạm trú để mua BHYT theo quy định.
Đồng thời, khi đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình, người dân có thể chọn phương thức đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.
Mức đóng BHYT hiện nay
Xem thêm : Luộc trứng gà ta bao nhiêu phút thì chín, thì được lòng đào
Về mức đóng BHYT hộ gia đình hiện nay được quy định như sau: người đầu tiên trong hộ sẽ đóng 4,5% mức lương cơ sở (từ ngày 1.1 – 30.6.2024, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng); người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, nếu tham gia 12 tháng thì mức đóng BHYT sẽ là: người thứ nhất đóng 972.000 đồng, người thứ hai đóng 680.400 đồng, người thứ ba đóng 583.200 đồng, người thứ tư đóng 486.000 đồng và từ người thứ năm trở đi đóng 388.800 đồng/năm.
Đối với học sinh, sinh viên, mức đóng BHYT hằng tháng là 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách hỗ trợ 30%.
Tuy nhiên, theo BHXH TP.HCM, từ 1.7.2024 Nhà nước sẽ bỏ mức lương cơ sở nên thời gian tới sẽ có xem xét lại và đưa ra hướng dẫn mới về mức đóng và hưởng BHYT.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp