Quả vải ngâm rượu có tác dụng gì? Quả vải vốn đã mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên khi được ngâm chung với rượu thì lại càng tốt hơn. Cùng VinID tìm hiểu công dụng của rượu vải thiều và cách ngâm rượu ngon không thể chối từ trong bài viết này nhé!
- Kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á, So sánh một đặc điểm tự nhiên
- Tổ chức phi chính phủ là gì? Vai trò tổ chức phi chính phủ
- Ban ngày uống sữa tươi ban đêm uống sữa công thức được không?
- Nêu các biện pháp nghệ thuật và tác dụng, ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật ấy
- Uống nước dừa có tác dụng gì? 10 công dụng sức khoẻ của nước dừa
1. Tác dụng của quả vải ngâm rượu mang lại cho sức khỏe
Do được lên men từ những quả vải tươi căng mọng nên rượu vải rất tốt cho cơ thể. Thức uống này không chỉ giúp bạn tập trung trong công việc, làm đẹp da mà còn có rất nhiều lợi ích khác. Cụ thể:
Bạn đang xem: Quả vải ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm rượu chuẩn và lưu ý khi sử dụng
1.1. Tăng cường sinh lý
Rượu vải được mệnh danh là “thần dược” cho phái mạnh. Bởi bên trong quả vải có chứa một loại enzym giúp tăng ham muốn cho cánh mày râu. Ngoài ra, vitamin B, kẽm, kali, sắt, magie trong quả vải có tác dụng kích thích, kéo dài cảm giác hưng phấn khi quan hệ. Từ đó, giúp nam giới bị liệt dương, rối loạn cương dương “mạnh mẽ” hơn ở chốn “phòng the”.
1.2. Tăng khả năng miễn dịch
Khi được hỏi quả vải ngâm rượu có tác dụng gì thì nhiều người sẽ trả lời ngay là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đúng vậy, quả vải chứa rất nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa rất tốt. Nó giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể được nâng cao, giúp chống viêm, kháng virus và các bệnh lây nhiễm khác. Vậy nên, nếu sử dụng rượu vải thường xuyên cơ thể sẽ khỏe mạnh và phòng chống được cảm cúm, cảm lạnh, suy nhược cơ thể,…
>>> Tìm hiểu thêm: Vải thiều khô giá bao nhiêu?
1.3. Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất polyphenolic và proanthocyanidins tìm thấy trong rượu vải sẽ giúp trung hòa các gốc tự do. Từ đó, ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư.
1.4. Cải thiện lưu thông máu
Xem thêm : Dịch vụ đổi bằng lái xe ô tô tại Quận 9 (thành phố Thủ Đức)
Trong rượu vải có chứa các khoáng chất như đồng, thiamin, niacin, folate,… Chúng giúp làm tăng tế bào hồng cầu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Đồng thời, tăng cường oxy hóa đến các cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó, bạn có thể phòng tránh các bệnh về tuyến giáp hay thiếu máu.
1.5. Tác dụng khác của vải thiều ngâm rượu
- Làm giãn mạch, giảm co thắt mạch máu và động mạch hiệu quả
- Hỗ trợ tiêu hóa
- “Thuốc” trị đau răng, viêm lợi
- Giữ ấm cơ thể trong những ngày đông giá rét
- Ngăn ngừa viêm khớp
- Cải thiện trí nhớ…
>>> Giải đáp: Ăn vải thiều có béo không?
2. Cách ngâm rượu vải thiều chuẩn vị, ngon hết nấc
Quả vải ngâm rượu có tác dụng gì hẳn bạn đã nắm được. Vậy nếu muốn tự tay ngâm rượu vải thì phải làm thế nào? Bạn có thể dùng vải khô hay vải thiều tươi để ngâm theo 1 trong 2 cách dưới đây.
2.1. Dùng quả vải khô ngâm rượu
Vải thì chỉ có mùa, không phải lúc nào cũng sẵn quả tươi để thưởng thức. Vậy nên, làm sao để bảo quản vải được lâu, tận dụng được dinh dưỡng bất cứ lúc nào là điều trăn trở của nhiều người. Và sau nhiều cách, vải thiều khô ngâm rượu là lựa chọn được cánh mày râu ưu ái.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 7g cùi vải khô, 9g bạch truật lê, 9g viễn chí, 9g dâm dương hoắc, 3g trầm hương, 1 lít rượu trắng 40 độ.
- Dụng cụ: Bình thủy tinh.
Cách thực hiện
- Bóc vỏ, bỏ hạt, lấy phần long vải.
- Rửa sạch bình thủy tinh, tráng nước sôi, phơi khô và tráng tiếp qua một lớp rượu trắng.
- Cho vải cùng các nguyên liệu trên (đã thái vụn) vào bình rồi đổ rượu trắng vào ngâm.
- Đậy kín nắp và để vào chỗ thoáng mát trong 10 ngày là có thể đem ra sử dụng.
Lưu ý
- Tuyệt đối không để nước dính vào cùi vải và kiểm tra vải khô trước khi ngâm, loại bỏ các trái vải có dấu hiệu bị hư.
- Có thể thêm cam thảo vào ngâm chung để tăng hương vị cho rượu.
2.2. Cách ngâm rượu vải thiều tươi
Xem thêm : Công thức tính chu vi tam giác lớp 3
Nguyên liệu chuẩn bị
- 4kg vải thiều tươi, 2 lít rượu trắng 40 độ.
- Dụng cụ: Bình thủy tinh.
Cách thực hiện
- Vải tươi mua về bóc vỏ và hạt, lấy phần cùi.
- Ngâm phần cùi đã tách hạt vào nước muối khoảng 2 tiếng và rửa lại nhiều lần với nước sạch.
- Để vải cho thật ráo nước trước khi đem ngâm.
- Cho vải vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp bình.
- Sau 10 – 15 ngày là có thể thưởng thức.
- Cách ngâm rượu vải thiều tươi rất đơn giản
Lưu ý
- Khi chọn vải để ngâm rượu bạn nên chọn những quả tươi, chín mọng, không sâu, không phun thuốc, có xuất xứ rõ ràng. Để đảm bảo an toàn, chất lượng bạn có thể ghé ngay hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ để mua vải tươi, đã được kiểm định. Hoặc tiện lợi hơn là mua online ngay trên app VinID.
- Rượu vải thiều tươi sẽ ngon hơn khi uống lạnh. Bạn hãy rót rượu ra ly, lấy vài miếng long vải, cho vài viên đá để tận hưởng được trọn vị ngon của rượu vải. Đây là thức uống rất phù hợp trong ngày hè oi nóng.
- Nên ngâm rượu với một lượng vừa phải. Khi đã dùng hết thì mới ngâm bình mới vì rượu ngâm quá lâu, tác dụng của quả vải sẽ giảm đi đáng kể.
>>> Hướng dẫn cách làm vải thiều ngâm nước đường thơm ngon
3. Cách sử dụng rượu vải thiều đúng cách
Mặc dù quả vải ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe nhưng cần sử dụng hợp lý và khoa học.
Không nên lạm dụng rượu vải
Mỗi ngày chỉ nên uống một chén nhỏ khoảng 25 – 30ml sau bữa ăn. Hãy uống chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm quyến rũ của rượu vải thiều cùng vị ngọt ở đầu lưỡi và hơi thanh ở cuống họng. Không uống trên 100ml rượu vải vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phản tác dụng.
Đối tượng nên và không nên uống rượu vải thiều
- Những người có thể trạng và sức khỏe yếu, phụ nữ sau sinh cần phục hồi cơ thể thì nên uống rượu vải để bổ sung dưỡng chất.
- Người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng. Bởi trong vải khô chứa nhiều đường. Khi đem ngâm rượu lượng đường này không hề bị mất đi, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường trong cơ thể.
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết quả vải ngâm rượu có tác dụng gì? Nên nhớ, dù có tốt đến mấy nhưng rượu vải chỉ phát huy hết tác dụng khi bạn ngâm và dùng đúng cách. Vậy nên hãy ghi nhớ những điều mà VinID đã chia sẻ ở trên bạn nhé!
>>> Hướng dẫn: Cách bảo quản vải thiều để vải luôn tươi lâu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp