Trong văn hóa Á Đông, giao thừa là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới, tránh làm những chuyện xui rủi, đen đủi như quan hệ vợ chồng, sinh con. Dân gian quan niệm sinh con nên tránh “trai mùng một, gái hôm rằm” vì khó nuôi, bướng bỉnh. Áp lực ngày Tết khiến nhiều gia đình không muốn sinh con hay quan hệ trong những ngày này.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng đây đều là kiêng kỵ sai lầm, không cần thiết.
Bạn đang xem: Hai kiêng kỵ sai lầm đêm giao thừa
Kiêng quan hệ vợ chồng
Bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết quan hệ tình dục trong đêm giao thừa là chuyện rất bình thường, thể hiện tình cảm và không phải hành vi “dơ bẩn” như nhiều người quan niệm.
Xem thêm : Trình bày khái niệm “dân tộc” và hai xu hướng phát triển của dân tộc trong chủ nghĩa tư bản?
Những ngày gần Tết, áp lực khiến cho mọi người có phần dễ nóng giận hơn, hoặc ít quan tâm đến nhau hơn. Tình dục giúp cả hai gần gũi, gắn kết nhau và giải tỏa áp lực. Sau khi đạt cực khoái, não bộ tiết ra các hormone hạnh phúc như endorphin, oxytocin và đặc biệt là dopamin giúp cặp đôi cảm thấy thoải mái hơn sau những ngày dài mệt mỏi chuẩn bị cho Tết.
Ngoài ra, quan hệ tình dục đều đặn còn có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng sức bền cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành.
Do đó, tùy nhu cầu gia đình để sinh hoạt hợp lý, chừng mực, không nên ép buộc. Hai vợ chồng nên tâm sự và giúp đỡ nhau để giảm tải việc, giảm stress trước thềm năm mới.
Kiêng sinh nở đêm giao thừa
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, cho biết nhiều sản phụ sợ sinh con đêm giao thừa hoặc vào những ngày Tết. Tuy nhiên, sinh con là giai đoạn nguy hiểm, bác sĩ căn cứ vào tình trạng, sức khỏe thai phụ, sau đó mới cân nhắc đến nguyện vọng gia đình. Chẳng hạn, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sớm vẫn phải sinh, không vì kiêng mùng một mà dời đến ngày sau. Hay trường hợp mẹ bị nhau tiền đạo, ra máu, tiền sản giật… buộc phải mổ lấy thai ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con.
Xem thêm : Quyền sở hữu tài sản
Gia đình không nên quá mê tín, cứng nhắc bởi việc chọn ngày, chọn giờ để “ép” đứa trẻ ra đời. Trường hợp thai đủ ngày, đủ tháng, xét nghiệm hoàn toàn khỏe mạnh, bác sĩ trao đổi với gia đình và cân nhắc sinh con theo nguyện vọng.
Ngoài ra, đêm giao thừa hay ngày bình thường đều có nhân viên y tế túc trực, sản phụ chuyển dạ đều được chăm sóc tốt nhất.
Gần ngày dự sinh, thai phụ hạn chế đi chơi xa hoặc di chuyển chúc Tết quá nhiều. Tránh ăn quá nhiều đồ giàu đạm, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng; bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
Gia đình và thai phụ cần theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần nhập viện, tuyệt đối không kiêng hoặc trì hoãn thời gian, đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.
Thùy An
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp