Giao thông được coi như một nét văn hóa và dĩ nhiên, những người tham gia giao thông là những người tạo nên nét văn hóa đó. Nó là tập hợp mọi ý thức về chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, tôn trọng những người xung quanh, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và trật tự nơi công cộng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện giao thông không bảo đảm điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo)… Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng (TNGT) của Việt Nam tăng cao hơn so với các nước trên thế giới là ý thức của con người, cụ thể là hành vi thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông, những hành động “ phản cảm” của một bộ phận người tham gia giao thông đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên một số tuyến đường.
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông
Rong ruổi trên khắp những con đường của thành phố Hà Nội , từ trung tâm thành phố đến những nơi ven đô, đến đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những thông điệp tuyên truyền về những việc làm cần thiết khi tham gia giao thông như: “Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ”; “An toàn là bạn – tai nạn là thù”; “Hãy cài quai và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách”,…Song hành với nhưng khẩu hiệu tuyên truyền ấy là những tình huống tham gia giao thông kiểu “tùy hứng”, khiến không ít người tham gia giao thông “dở khóc, dở cười”.
Xem thêm : Kem Nicos có phải kem trộn không
Lưu thông trên đường vào những ngày mưa dầm gió bấc đúng là một “thảm họa” cho những phương tiện di chuyển bằng mô tô, xe máy… Vào mùa mưa, trên nhiều tuyến đường quốc lộ hoặc ngay cả trong nội đô, nước ngập lênh láng, nhiều chỗ đọng lại thành những vũng nước to, ai cũng cẩn thận chạy khá chậm sợ nước bẩn văng trúng mình và mọi người. Trong một lần mưa lớn, di chuyển trên đường quốc lộ thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, tôi đã chủ động đi thật chậm, sát vào phần đường của mình thế mà vẫn không “ thoát” được những hung thần thích “vùng vẫy”. Từ xa, người thanh niên điều khiển chiếc xe khách 36 ngồi bất chợt rồ ga “xé đôi” những vũng nước, làm nước văng tung tóe, khiến tôi và những người đi đường gần đó bị ướt sũng từ đầu tới chân. Chưa kịp hoàn hồn thì đã nhận được ngay những tiếng cười đắc chí của anh chàng điều khiến chiếc “ quái xế” cùng làn khói đen kịt…
Khi chia sẻ về vấn đề này, Chị Nhân (quận Hoàng Mai) vô cùng bức xúc: “ Mình là dân công sở, đi làm chủ yếu bằng xe máy. Cứ mỗi lần mưa gió như thế này thì đi làm đúng là nhọc thật! Đang đi đường, một số thanh niên đi đứng không có ý thức, nhiều khi còn cố tình đi vào vũng nước làm nước bắn tung tóe lên quần áo, mặt mũi, tới được công ty thì quần áo của mình đã trong tình trạng ẩm ướt và lấm lem”.
Chỉ một hành động nhỏ khi tham gia giao thông cũng một phần nói lên được nét văn hóa. Chấp hành đúng mọi quy tắc khi tham gia giao thông, biết từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên, nhường nhịn cho người già, trẻ em,… là một hành động có văn hóa và cần được tuyên truyền sâu rộng hơn.
Sử dụng còi xe đúng quy định
Sử dụng còi xe đúng quy định là một trong những cách ứng xử giao thông có văn hóa. Còi xe được sinh ra với tác dụng là để người điều khiển xe báo hiệu cho các phương tiện khác về việc khẩn cấp muốn được nhường đường hay vượt lên mà không bị cản trở. Nhưng ở đây, người ta bấm còi khi đang dừng đèn đỏ; người ta bấm còi khi không có chuyện gì xảy ra; người ta bấm còi để cho phương tiện phía trước mình đi nhanh dù biết rõ đường đang tắc cứng chẳng nhúc nhích nổi… Hiện trạng này xảy ra ở hầu hết các con phố trong nội thành.
Xem thêm : Các chất điện li yếu
Sự thật chẳng ai thích tiếng còi xe cả. Chiếc còi xe sinh ra cũng chỉ là để dùng cho các trường hợp khẩn cấp, nên hạn chế vì đó là một phần gây ô nhiễm tiếng ồn – nhất là ở những thành phố lớn có nhiều phương tiện đi lại như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Vinh (74 tuôi) ở Mai Dịch than phiền : “Nhà ông ở ngay cạnh đường quốc lộ, thỉnh thoảng 11,12 giờ đêm lại có vài ba chiếc xe rồ ga, tuýt còi inh ỏi làm giật mình thức giấc. Ông thì lớn tuổi, lại hay ngủ sớm, mỗi khi thức giấc ngủ lại rất khó, có khi thao thức suốt đêm. Nhiều khi giữa trưa hè nắng nôi,oi bức phải nghe những tiếng còi xe không chủ đích, nhức đầu lắm!”.
Văn hóa giao thông – Ý thức của mọi người!
Từ những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong tham gia giao thông đã dẫn đến những tai nạn, va chạm đáng tiếc xảy ra, làm nhiều người bị thương, thậm chí là tử vong. Tổn thất do TNGT để lại là hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội. Do vậy, mọi người dân cần phải có trách nhiệm xây dựng văn hoá giao thông ngay từ những hành vi nhỏ hàng ngày trên đường. Để làm được điều này, trước tiên, các cơ quan chức năng cần có chiến lược tuyên truyền sâu rộng và dài hơi về ATGT, đảm bảo phù hợp với đặc thù của từng nhóm đối tượng; hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn để giúp người dân biết cách tự phòng vệ trước hiểm hoạ TNGT; tổ chức các lớp học về ATGT, trưng bày hoặc triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim lưu động về ATGT đến từng khu dân cư, trường học… Ngoài ra, các ngành chức năng cần có chế tài mạnh để xử lý nghiêm những hành vi thiếu văn hóa trong giao thông, đảm bảo đủ sức răn đe và tạo chuyển biến trong nhận thức của người tham gia giao thông. Có như vậy mới tạo được một môi trường giao thông thân thiện và an toàn./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp