Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, trách nhiệm luôn là điều được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin về Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp
Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là việc mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả vi phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức phải chịu những chế tài theo quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý còn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.

– Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

– Trách nhiệm hành chính

Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lí nhà nước và phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

– Trách nhiệm kỷ luật

Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.

2. Câu hỏi: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Đáp án đúng là đáp án B. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

3. Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở môi quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những loại quả bất lợi. Những biện pháp cưỡng chế được quy định cơ chế tài các quy phạm pháp luật

Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm bảo về chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả.

Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tại các quy phạm pháp luật.

Ngoài ra truy cứu trách nhiệm pháp lý còn răn đe tất cả những chủ thể khác khiến họ phải kiểm chế, giữ mình không vi phạm pháp luật, giáo dục các tổ chức và các cá nhân ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật.

4. Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án A. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm Phạt tiền người vi phạm là đáp án chưa chính xác, bởi vì mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý không phải là phạt tiền mà là bảo về chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, phạt tiền chỉ là một một chế tài áp dụng với hành vi vi phạm.

+ Phương án C. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm Lập lại trật tự xã hội là đáp án chưa chính xác. Bởi vì trách nhiệm pháp lý là nhằm bảo về chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật đã được quy định từ trước, mà không phải là lập lại trật tự xã hội mới.

+ Phương án D. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới là đáp án chưa chính xác, bởi vì Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật và còn những mục đích khác.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án B. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

Trên đây là nội dung Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.