1. Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm mục tiêu nào:
A. Nâng cao dân trí
B. Đào tạo nhân tài
Bạn đang xem: Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm mục tiêu nào?
C. Bồi dưỡng nhân tài
D. Phát triển nhân lực
Đáp án: Nâng cao dân trí.
Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kiên trì thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Có thể kể tới 1 số mục tiêu của chính sách phổ cập giáo dục như sau:
– Hình thức giáo dục: Cung cấp giáo dục tiểu học và trung học miễn phí và bắt buộc cho tất cả trẻ em. Nó cũng có thể mở rộng đối tượng học tập bằng cách tạo ra các chương trình học sau trung học hoặc các khóa học nghề phổ thông.
– Hạn chế tài chính: Chính sách đã giảm bớt gánh nặng tài chính đối với học sinh và gia đình thông qua việc cung cấp sách giáo khoa miễn phí, học bổng, trợ cấp và các biện pháp khác để giảm chi phí giáo dục.
– Nâng cao dân trí: Chính sách phổ cập giáo dục nhằm đảm bảo rằng mọi người, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, hoặc khu vực đều có cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ giáo dục. Mục tiêu chính là nâng cao trình độ học vấn và kiến thức của toàn bộ xã hội.
– Tiếp cận giáo dục tại vùng khó khăn: Đảm bảo người dân ở cả các vùng sâu, khu vực nông thôn và thành thị đều có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng. Biện pháp là xây dựng thêm trường học, cung cấp giao thông công cộng hoặc ưu đãi đặc biệt cho những người ở vùng khó khăn.
– Nâng cao chất lượng: Chính sách phổ cập giáo dục phải tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục. Điều này có thể đảm bảo rằng những người học cũng nhận được kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển cá nhân và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
2. Khái niệm phổ cập giáo dục:
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Phổ cập giáo dục nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là nền tảng trí thức của thế hộ trẻ sau này và vươn đến nền tảng của những nơi vùng sâu vùng xa điều kiện khó khăn.
Phổ cập giáo dục không phân biệt đối tượng học tập. Phổ cập giáo dục đảm bảo rằng không có ai bị loại trừ khỏi hệ thống giáo dục dựa trên bất kỳ lý do nào. Phổ cấp giáo dục là giáo dục bắt buộc, nhiều quốc gia áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc, tất cả trẻ em phải tham gia vào hệ thống giáo dục ít nhất đến thời gian cố định. Điều này đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được học tập, không bị bỏ lỡ cơ hội đến trường. Phổ cập giáo dục cũng bao gồm việc cung cấp các biện pháp tài chính hỗ trợ như học bổng, trợ cấp học tập, sách giáo trình miễn phí hoặc giảm giá để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Phổ cập giáo dục tập trung vào việc đảm bảo rằng giáo dục đủ chất lượng để phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết của trẻ. Phổ cập giáo dục đảm bảo rằng những người có hoàn cảnh đặc biệt như người khuyết tật, người tị nạn, hoặc người dân tộc thiểu số cũng có cơ hội học tập. Phổ cập giáo dục là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng một xã hội công bằng và phát triển, nơi mọi người có cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ giáo dục, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí và phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc.
3. Quy định về phổ cập giáo dục mầm non:
Xem thêm : Các nhân tố cơ bản của thị trường là gì? Tầm quan trọng của chúng
* Đối tượng áp dụng phổ cập giáo dục: Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
* Chương trình giáo dục: Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quy định như sau:
– Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
– Đối với xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã): Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%; Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
– Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
4. Quy định về phổ cập giáo dục tiểu học:
* Đối tượng áp dụng: Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
* Chương trình giáo dục: Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học được quy định như sau:
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 khi đáp ứng các tiêu chí:
Xem thêm : Nước ép ổi có tác dụng gì? Cách uống nước ép ổi giảm cân tốt nhất
+ Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
+ Đối với xã: Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%; Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với xã: Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1; Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%; Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với xã: Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%; Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp