Từ tượng thanh là gì? Có thể nói tiếng Việt của nước mình rất đẹp, giàu hình ảnh và vô cùng phong phú, đa dạng bởi vậy mà từ vựng tiếng Việt có nhiều ý nghĩa. Một trong số đó là dạng từ tượng thanh và từ tượng hình được sử dụng rất nhiều trong văn thơ hay văn nói hằng ngày. Sau đây, Luật Hùng Sơn sẽ gửi tới bạn đọc về từ tượng thanh, từ tượng hình là gì.
- Nội dung trọng tâm toán lớp 3 chu vi hình chữ nhật
- Thiết kế gồm mấy giai đoạn?
- Mách bạn cách làm mứt dừa non không bị chảy nước và những lỗi thường gặp cần tránh khi làm mứt dừa mà bạn không nên bỏ qua!
- 2 Cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản và công dụng
- Vợ chồng Mạc Văn Khoa bên nhau từ lúc tay trắng đến khi sở hữu 9 quán ăn
Từ tượng thanh là gì?
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Trong đó, “tượng” tức là mô phỏng và “thanh” là âm thanh. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
Bạn đang xem: Tìm hiểu từ tượng thanh là gì?
Từ tượng hình là gì?
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy. Tuy nhiên, vẫn có một số từ tượng hình không phải từ láy.
Tác dụng của từ tượng thanh và tượng hình là gì?
Từ tượng thanh và từ tượng hình có khả năng gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc. Do đó, chúng có giá trị miêu tả và giá trị biểu cảm rất cao. Khi được sử dụng trong văn miêu tả và văn tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh có thể góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều cử, chỉ, dáng vẻ và âm thanh khác nhau. Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, khi sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì cũng cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng 2 loại từ này, phải sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích thì từ tượng hình và từ tượng thanh mới phát huy được đúng công dụng của chúng.
Chúng ta cần sử dụng linh hoạt từ tượng hình và từ tượng thanh vì không phải trong hoàn cảnh nào sử dụng nó cũng phù hợp hay tạo được hiệu quả truyền đạt như mong muốn của người sử dụng.
Ví dụ về từ tượng thanh và từ tượng hình
Xem thêm : Mù mờ thông tin đơn hàng “bom” – nguy cơ mất tiền mua bực bội
Từ tượng hình và từ tượng thanh không còn xa lạ với mỗi chúng ta, sau đây là một số ví dụ liên quan đến hai loại từ trên như sau:
Ví dụ:
– Từ tượng thanh mô phỏng tiếng mưa: Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách,…
– Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió: Xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút,…
– Từ tượng thanh mô ta tiếng cười của con người: Hi hi, ha ha, khanh khách, khúc khích,…
Ví dụ:
– Từ tượng hình gợi tả dáng vẻ con người: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh, thất thểu,…
– Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô,…
– Từ tượng hình gợi tả không gian: mênh mông, bát ngát, bao la, bất tận,….
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Luật Hùng Sơn mà chúng tôi gửi đến quý độc giả. Trong quá trình tìm hiểu, Quý khách cần hỗ trợ thêm liên hệ qua số hotline 19006518 để được giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp