Phương thức đáo hạn không quay vòng được sử dụng khá nhiều trong các khoản vay và gửi tiết kiệm. Vậy công thức tính phương thức đáo hạn không quay vòng là gì?
- Thạch anh ưu linh: Ưu điểm, ý nghĩa và cách sử dụng
- BẠN HỎI – CHUYÊN GIA TRẢ LỜI: Vay tín chấp – Hình thức vay ra sao và có ưu/ nhược điểm gì?
- Cách tính 45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc
- Thánh Gióng: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý
- Cách tra cứu mã định danh học sinh online đơn giản nhất !
Phương thức đáo hạn và phương thức đáo hạn không quay vòng được sử dụng khá nhiều trong các khoản vay và gửi tiết kiệm. Vậy phương thức đáo hạn không quay vòng là gì? Tính như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Phương thức đáo hạn không quay vòng là gì? Công thức tính như thế nào?
1. Khái niệm đáo hạn không quay vòng
Rất nhiều khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi thường sẽ lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng, vừa an toàn lại vừa sinh lời. Khi gửi tại đây, khách hàng có nhiều gói gửi với các mức lãi suất cùng thời hạn khác nhau như không kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 24 tháng,… Vậy chắc hẳn ai gửi tiết kiệm không thể không biết đến thuật ngữ “Đáo hạn”. Không chỉ được sử dụng trong hoạt động gửi tiết kiệm mà còn được dùng ngày trong lĩnh vực vay vốn. Trong lĩnh vực nào thì đáo hạn đều bao gồm hai phương thức: đáo hạn quay vòng và đáo hạn không quay vòng.
Trong đó, đáo hạn không quay vòng hay còn gọi là gửi tiết kiệm không quay vòng, là khi hết kỳ hạn gửi hoặc kỳ hạn vay, khách hàng sẽ tới ngân hàng làm thủ tục tất toán, rút cả gốc lẫn lãi và không gửi thêm nữa. Tuy nhiên, nếu khách hàng không rút kịp vào ngày kết thúc kỳ hạn, thì khoản tiền sẽ được ngân hàng mặc định tự động chuyển thành hình thức đáo hạn quay vòng.
2. Điều kiện & Hồ sơ đáo hạn quay không quay vòng
2.1. Điều kiện đáo hạn không quay vòng
Thông thường, các khách hàng muốn thực hiện đáo hạn tiết kiệm không quay vòng thì cần đáp ứng đầu đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra như sau:
Các khách hàng đang có tài khoản gửi tiết kiệm/ sổ tiết kiệm hoặc đang có khoản vay tại ngân hàng và đến hạn thanh toán.
Khách hàng nằm trong độ tuổi từ 20 đến 65 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật quy định.
Khách hàng đang sinh sống và làm việc tại các khu vực có chi nhánh/ phòng giao dịch của ngân hàng đang gửi tiền hoặc vay tiền.
Xem thêm : Cách xử lý vết móp ô tô? Chi phí sửa vết móp xe ô to?
Không có lịch sử nợ xấu, thu nhập ổn định (đáo hạn vay vốn).
2.2. Thủ tục hồ sơ đáo hạn không quay vòng
Khách hàng cần đáp ứng đủ điều kiện thì mới có thể đáo hạn không quay vòng
3. Đáo hạn không quay vòng & đáo hạn quay vòng gốc khác nhau như thế nào?
Đáo hạn không quay vòng và đáo hạn quay vòng gốc đều là rút toàn bộ tiền khi đến hạn. Sự khác biệt lớn nhất và cũng để dễ hiểu nhất chính là đáo hạn không quay vòng sẽ cần phải đến tận ngân hàng làm thủ tục để không gia hạn thêm. Còn đáo hạn quay vòng gốc sẽ ngược lại, không cần đến ngân hàng làm thủ tục mà ngân hàng sẽ tự động gia hạn khoản tiết kiệm hoặc khoản vay đó cho khách hàng.
4.Cách tính lãi suất phương thức đáo hạn không quay vòng
4.1. Đáo hạn tiết kiệm
Bất kì ai khi gửi tiết kiệm đều quan tâm đến lãi suất, khi mình gửi tiền thì sẽ được nhận bao nhiêu? Tùy vào từng loại kì hạn mà các mức lãi suất sẽ khác nhau. Khi khách hàng xác định đáo hạn không quay vòng, thường sẽ có hai trường hợp sẽ xảy ra:
Trường hợp 1: Rút toàn bộ vào ngày đáo hạn của kỳ hạn gửi, khách hàng vẫn sẽ được hưởng lãi suất cố định theo kỳ hạn.
Trường hợp 2: Tiền gửi đã quá ngày đáo hạn, trong trường hợp này, ngân hàng sẽ tự động chuyển khoản tiền của bạn theo phương thức đáo hạn quay vòng, nghĩa là tiền lãi của kỳ trước sẽ được tự động cộng vào tiền gốc và tiếp tục kỳ hạn mới.
Công thức tính tiền lãi:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
- Ví dụ: Khách hàng gửi 100 triệu đồng vưới kỳ hạn 12 tháng với mức lãi suất 6%/năm. Đến ngày đáo hạn, vì một số lý do mà khách hàng không nhớ ngày và không đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền.
Số tiền lãi = 100 x 6% x 365/365 = 6 triệu
Xem thêm : Điểm danh 10 ngọn núi cao nhất thế giới, khu vực châu Á chiếm ưu thế
Khi khách hàng chưa tất toán, tiền lãi 6 triệu sẽ được cộng vào 100 triệu, khoản tiền này sẽ được coi là tiền gốc và quay vòng sang kỳ hạn mới ( kỳ hạn 12 tháng).
Trường hợp khách hàng muốn tất toán sổ tiết kiệm sớm hơn thời gian đáo hạn trong sổ, thì lãi suất ngân hàng sẽ tính theo mức gửi không kỳ hạn. Theo đó, số ngày hưởng lãi sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hạn đến ngày bạn tất toán.
4.2. Đáo hạn vay vốn
Khá nhiều khách hàng không có đủ tiền để thanh toán toàn bộ khoản tiền đã vay cho ngân hàng. Nếu rơi vào trường hợp này, thông thường, mọi người thường lựa chọn phương thức đáo hạn để có thêm thời gian trả. Lãi suất vay đáo hạn sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng quy định.
Công thức tính: Khoản phí = Số dư nợ x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
Ví dụ: vay ngân hàng 500 triệu 1 năm đáo hạn với lãi suất 8%/năm thì hàng tháng phải trả là: Lãi vay = (500 triệu * 8%/năm * số ngày vay thực tế 31 ngày): 365 Ngày= 3.39 triệu/tháng
5. Những lưu ý khi đáo hạn
Nhiều bạn sẽ thắc mắc với hình thức gửi tiết kiệm không có kỳ hạn thì như thế nào? Lúc này không có thời gian cụ thể tất toán hay đáo hạn, khách hàng có thể tất toán và rút tiền bất cứ lúc nào muốn. Tuy nhiên hình thức này lãi suất không cao nên không được nhiều người có khoản tiền nhàn rỗi lớn lựa chọn.
Với trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng chưa đến ngày đáo hạn phải rút tiền sổ tiết kiệm thì sẽ không được hưởng lãi suất như ban đầu.
Và trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến phương thức đáo hạn không quay vòng. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi Tima để có thêm những kiến thức mới nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp