Không phải tất cả các loại rau xanh đều phù hợp để ăn trong thai kỳ. Do đó, việc chú ý đến những loại rau bà bầu không nên ăn là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy, bà bầu không nên ăn rau gì? Tại sao một số loại rau giàu dinh dưỡng lại có thể gây hại cho mẹ và thai nhi? Trong bài viết sau, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome xin trân trọng giới thiệu đến mẹ danh sách 10 loại rau bà bầu không nên ăn. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có được những kiến thức dinh dưỡng cơ bản nhất để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và ngăn ngừa sớm các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Tại sao có những loại rau bà bầu không nên ăn?
Sở dĩ bà bầu không nên ăn một số loại rau nhất định là vì hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ bị suy yếu nhiều hơn so với lúc trước khi mang thai. Do đó, nếu mẹ tiếp tục tiêu thụ các loại rau không nên ăn khi mang thai, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu, từ đó dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của thai nhi.
Bạn đang xem: 10 loại rau bà bầu không nên ăn nhiều kẻo sảy thai sinh non
Như chúng ta đã biết, thai nhi nhận được một nửa vật chất di truyền từ người cha, điều đó có nghĩa là những đoạn mã di truyền từ cha được coi là “kẻ xâm nhập” ngoại lai đối với hệ miễn dịch trong cơ thể người mẹ. Do đó, để bảo vệ bào thai, cơ thể mẹ buộc phải tăng cường gửi đến tử cung các tế bào T điều tiết (còn gọi là tế bào Treg – một dạng tế bào bạch cầu chuyên biệt) giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.
Quá trình xâm nhập của phôi thai vào niêm mạc tử cung trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ kích hoạt hàng loạt các phản ứng gây viêm. Trong giai đoạn này, tử cung của mẹ chứa đầy các hợp chất gây viêm, tạo thành môi trường sinh học đặc thù gọi là môi trường viêm (pro-inflammatory environment). Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rằng, các phản ứng viêm ở tử cung đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu không có sự xuất hiện của chúng, quá trình “làm tổ” của phôi thai sẽ hoàn toàn thất bại.
Như vậy, trong suốt tam cá nguyệt đầu tiêm, hệ miễn dịch của mẹ phải rất “bận rộn” để xử lý tình trạng viêm nhiễm ở tử cung. Điều này làm cho sức đề kháng suy giảm, khiến mẹ trở nên nhạy cảm, dễ mắc bệnh, đặc biệt là với các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn và ký sinh trùng đến từ các loại rau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì thế, mẹ bầu nhất định phải hiểu rõ về các loại rau không nên ăn khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bà bầu không nên rau gì trong suốt thai kỳ?
Rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, giao thương và chế biến, rau có rất nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và các nguồn ô nhiễm khác đến từ đất, nước, khói bụi, chất thải công nghiệp, kim loại nặng hay thậm chí là phân của gia súc, gia cầm,… Do đó, trong thai kỳ, có 4 loại rau bà bầu không nên ăn là:
1. Bà bầu không nên ăn rau sống
Rau sống là nhóm thực phẩm đứng đầu trong danh sách những loại rau bà bầu không được ăn. Tuy chứa nhiều chất giàu dinh dưỡng và có hương vị hấp dẫn nhưng mẹ bầu trong giai đoạn mang thai không nên ăn rau sống vì:
Thứ nhất, rau sống có thể chứa vi khuẩn, chẳng hạn như khuẩn Listeria, Toxoplasma, Salmonella,… Cụ thể:
- Vi khuẩn Toxoplasma: Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ngộ độc thực phẩm ở Hoa Kỳ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi bị nhiễm khuẩn Toxoplasma:
- Mẹ bầu: Có thể bị sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ và suy giảm thị lực;
- Thai nhi: Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn Toxoplasma không có triệu chứng khi sinh nhưng có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng khi trưởng thành, chẳng hạn như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ.
- Vi khuẩn Salmonella: Là nguyên nhân gây tử vong do ngộ độc thực phẩm cao thứ 2 tại Hoa Kỳ. Theo đó, mỗi năm, loại vi khuẩn này gây nên 35 triệu ca nhiễm trùng, 26500 ca nhập viện và 420 ca tử vong ở Mỹ. Khi bị nhiễm khuẩn Salmonella:
- Mẹ bầu: Thường bị tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nước ối, làm tăng nguy cơ gây sảy thai;
- Thai nhi: Bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể khiến bé bị sốt và tiêu chảy khi mới sinh. Trẻ sinh ra bị nhiễm khuẩn Salmonella cũng có thể bị nhiễm trùng huyết và phát triển bệnh viêm màng não.
- Vi khuẩn Listeria: Theo CDC, nhiễm khuẩn Listeria là nguyên nhân gây tử vong do ngộ độc thực phẩm cao thứ 3 ở Hoa Kỳ. Theo đó, mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ nhiễm Listeria cao gấp 10 lần so với những người khác. Nếu không may nhiễm khuẩn Listeria:
- Mẹ bầu: Xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến lưu thay, sảy thai hoặc sinh non;
- Thai nhi: Có thể bị nhiễm trùng não, gây co giật, tê liệt, sa sút trí tuệ, mù lòa, dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh về thận và tim.
Thứ hai, rau sống chưa qua chế biến có thể chứa nhiều axit oxalic – một hợp chất làm giảm khả năng hấp thu canxi, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương ở mẹ và chậm phát triển hệ thống xương ở thai nhi.
Thứ ba, rau sống, đặc biệt là các loại rau ăn lá và sống dưới nước (chẳng hạn như rau muống) có thể chứa trứng sán, trứng ốc sên, trứng ốc bươu và nhiều loại ký sinh trùng từ đất hoặc nước. Nếu mẹ bầu nhiễm sán, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thường xuyên tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể và các vấn đề khác ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm do rau sống, mẹ bầu nên ăn rau đã được rửa sạch và nấu chín kỹ, tránh ăn các loại rau sống như salad, gỏi (nộm) hoặc các món cuốn bánh tráng với rau sống.
2. Tránh ăn salad trộn đóng gói sẵn
Đứng thứ 2 trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn là salad trộn đóng hộp. Salad đóng gói sẵn tuy tiện lợi, có màu sắc bắt mắt nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn salad trộn đóng gói sẵn vì:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Salad trộn đóng gói sẵn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như Toxoplasma, Listeria và Salmonella. Các loại mầm bệnh này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy, sảy thai hoặc sinh non.
- Chất bảo quản và hóa chất: Salad chế biến sẵn là một trong những loại rau bà bầu không được ăn vì chúng thường chứa chất bảo quản, chất điều vị, chất điều chỉnh độ axit và các hóa chất khác để kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm. Một số chất này có thể không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Thiếu dinh dưỡng: Salad trộn đóng gói sẵn thường không tươi và chất lượng dinh dưỡng có thể giảm do thời gian chế biến và bảo quản kéo dài. Điều này khiến salad chế biến sẵn không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm : Hà Nội không bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch 2024
Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy ưu tiên ăn các loại rau củ quả tươi được bày bán tại những cơ sở uy tín, đồng thời rửa sạch và chế biến kỹ trước khi ăn. Trong mọi tình huống, mẹ nên hạn chế ăn các loại salad trộn đóng gói sẵn để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thiếu vi chất.
3. Bà bầu không nên ăn rau chưa được rửa kỹ
Đứng thứ 3 trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn là rau chưa được rửa kỹ. Nguyên nhân là bởi chúng ta hoàn toàn không thể biết được loại rau mà mình sắp ăn đã trải qua quá trình nuôi trồng, vận chuyển và bảo quản như thế nào. Vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại rau chưa được rửa kỹ vì:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như Toxoplasma, Salmonella, Listeria,… làm mẹ bầu suy nhược cơ thể và khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển trí tuệ;
- Nguy cơ nhiễm hóa chất: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón và các chất hóa học khác từ quá trình nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản. Một số chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, khiến mẹ phải nhập viện cấp cứu và đe dọa luôn cả tính mạng của thai nhi;
- Đất và bụi bẩn: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa đất và bụi bẩn từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, các loại rau được trồng gần khu vực ô nhiễm có thể chứa chất độc hại như kim loại nặng (thủy ngân, chì,…) hoặc hóa chất công nghiệp.
Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ hãy luôn rửa kỹ rau củ quả quả trước khi ăn. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng nước sạch để rửa rau. Sau đó, mẹ nên tiến hành ngâm rau trong 15 – 20 phút với nước muối hoặc nước có chứa giấm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, loại bỏ chất bảo quản và hóa chất. Cuối cùng, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại.
4. Rau củ muối không tốt cho bà bầu
Thông thường, rau củ muối chua thường là món ăn kèm (món phụ) hấp dẫn, giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn. Tuy nhiên, rau củ muối là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn vì:
- Natri: Rau củ muối chua thường chứa hàm lượng natri cao đến từ quá trình ủ muối lên men. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và giữ nước trong cơ thể, gây phù nề, tăng cân và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch;
- Độ chua: Độ chua của rau củ muối chua có thể gây cảm giác “xót ruột”, kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với những mẹ bầu đang bị ốm nghén hoặc có tiền sử bị ở chua và trào ngược dạ dày;
- Vi khuẩn: Quá trình muối chua rau củ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn Listeria, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đe dọa sự phát triển của bé;
- Chất bảo quản: Một số loại rau củ muối chua trên thị trường có thể chứa các chất điều chỉnh độ axit và chất bảo quản hóa học có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tốt nhất , để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ bầu nên hạn chế ăn rau củ muối chua và tìm kiếm các loại thực phẩm khác phù hợp hơn trong chế độ ăn uống của mình.
Các loại rau bà bầu không nên ăn nhiều
Bà bầu không nên ăn rau gì? Mặc dù hầu hết các loại rau được coi là an toàn và tốt cho sức khỏe đối với phụ nữ mang thai, nhưng có một số loại rau nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải hoặc tránh hoàn toàn do những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Một số loại rau bà bầu không nên ăn hoặc ăn hạn chế như:
1. Chùm ngây
Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ chùm ngây trong thai kỳ sẽ làm tăng nồng độ khoáng chất sắt trong cơ thể của mẹ, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, tác dụng tuyệt vời này của chùm ngây chỉ đến từ phần lá cây. Ngược lại, phần rễ, vỏ cây hoặc hoa chùm ngây lại chứa hóa chất gây co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị bong nhau thai, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai.
Theo báo cáo khoa học, các hóa chất độc hại gây co thắt tử cung ở chùm ngây là hợp chất alkaloid và các độc tố thực vật thuộc nhóm phytochemical, bao gồm moringine, moringinine, estrogene và pectinesterase,… Nguy hiểm hơn, một số nhà khoa học nghi ngờ rằng chiết xuất từ rễ cây chùm ngây thậm chí còn có khả năng gây tê liệt và tử vong cho sản phụ. Do đó, chùm ngây là một loại rau mà bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi.
2. Khổ qua (Mướp đắng)
Khổ qua là một loại thực phẩm tuyệt vời với bệnh nhân tiểu đường vì chiết xuất từ dịch khổ qua được chứng minh là có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khổ qua lại không phải là thực phẩm “thân thiện” với mẹ bầu vì nguy cơ gây quái thai khá cao.
Các nghiên cứu về khổ qua trên chuột đều cho thấy, loại quả này không chỉ gây quái thai mà còn làm cho trọng lượng của não, gan, thận, phổi và lá lách ở chuột con sụt giảm đáng kể, trong khi có sự gia tăng đáng kể về trọng lượng của tim. Vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn khổ qua để ngăn ngừa sớm mọi biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
3. Rau ngót
Rau ngót có hương vị ngọt dịu, thanh mát tự nhiên. Việc ăn rau ngót sẽ không đem tới bất kỳ tác hại nào cho thai nhi nếu mẹ ăn rau ngót vừa đủ, không ăn quá nhiều hay ăn thường xuyên. Nguyên nhân là vì trong rau ngót có chứa hợp chất papaverin – một hợp chất chống co thắt, thường được sử dụng để điều trị đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều papaverin từ rau ngót có thể khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp. Không những thế, nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm papaverin liên tục trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân của mẹ. Vì thế, rau ngót là một loại rau bà bầu không nên ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong nhiều ngày.
4. Măng tươi
Xem thêm : Bầu ăn đậu rồng được không?
Măng tươi chứa thiocyanate – một hợp chất kháng giáp và bướu cổ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp của mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng cyanide trong măng có thể được loại bỏ tới 97% khi mẹ gọt vỏ, rửa, lên men hoặc xử lý bằng nhiệt độ khi nấu nướng. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn măng sống. Bù lại, mẹ bầu vẫn có thể ăn măng chua, măng xào và măng đóng hộp, miễn là chúng đã được chế biến đúng cách.
5. Khoai tây mọc mầm xanh
Khoai tây mọc mầm chứa hàm lượng cao glycoalkaloid – một chất có thể gây độc cho con người khi tiêu thụ quá mức. Khi cơ thể hấp thụ glycoalkaloid ở mức độ vừa phải, mẹ bầu có thể bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi phơi nhiễm ở hàm lượng cao, mẹ có thể bị hạ huyết áp, sốt, đau đầu, lú lẫn và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ rõ ăn khoai tây mọc mầm xanh trong thai kỳ làm gia tăng tỉ lệ dị tật ống thần kinh và hở hàm ếch ở thai nhi. Vì thế, rau mầm mọc từ khoai tây là một loại rau bà bầu không nên ăn nhằm bảo vệ toàn diện sức khỏe thai kỳ.
6. Rau sam
Rau sam là loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu vitamin A, vitamin C, folate, canxi, magie và axit béo omega-3 (1). Mặc dù, rau sam thường an toàn khi ăn với số lượng vừa phải, nhưng vẫn có một số lo ngại về việc ăn quá nhiều rau sam trong thời kỳ mang thai.
Một lý do khiến phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau sam là nó chứa hàm lượng axit oxalic cao. Axit oxalic có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, đây là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Hấp thụ quá nhiều axit oxalic cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. (2)
Ngoài ra, rau sam đã được phát hiện có đặc tính kích thích tử cung, nghĩa là nó có thể kích thích tử cung và có khả năng gây ra các cơn co thắt. Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau sam và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, vì các cơn co thắt sớm có thể dẫn đến sảy thai, chuyển dạ và sinh non. (3)
7. Rau răm
Rau răm là một loại thảo mộc được dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn ở Việt Nam, đặc biệt là các món gỏi (nộm). Tuy nhiên, theo nghiên cứu, rau răm được trồng tại Việt Nam thường có hàm lượng kim loại nặng như chì, crôm, asen, cadmi,… cao vượt ngưỡng các loại thực vật khác. Do đó, rau răm là một trong những loại rau bầu không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất, mẹ chỉ nên ăn một vài lá nhỏ để gia tăng hương vị cho món ăn, đồng thời giúp phòng tránh tình trạng ngộ độc kim loại nặng do ăn quá nhiều rau răm.
8. Ngải cứu
Mẹ hoàn toàn có thể ăn ngải cứu ở hàm lượng vừa phải. Nguyên nhân là vì việc ăn ngải cứu quá nhiều có thể khiến mẹ bị ngộ độc thujone. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2020 đã cho thấy, thujone có thể gây nhiễm độc và làm gián đoạn sự truyền tải tín hiệu của thần kinh. Do đó, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, không gặp các biến chứng nguy hiểm ở hệ thần kinh, mẹ nên chú ý chỉ ăn ngải cứu với liều lượng vừa phải.
9. Rau má
Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ rau má trong môt thời gian dài có thể gây sảy thai tự nhiên ở phụ nữ mang thai. Không những thế, việc ăn quá nhiều rau má còn có thể làm tăng lượng đường và lipid trong máu. Vì thế, với mẹ bầu dễ bị tăng cân, đang có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì hoặc đang bị tiểu đường, mẹ cần hạn chế không tiêu thụ các món ăn có chứa thành phần chính là rau má.
10. Cà tím
Mặc dù cà tím là một loại rau quả giàu chất dinh dưỡng, nhưng vẫn có một số lý do khiến người ta khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cà tím, đó là vì:
- Solanin: Cà tím chứa solanin – một chất alcaloid độc thuộc họ alcaloid có thể gây ra triệu chứng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và đau đầu. Tuy nhiên, nếu cà tím được chế biến và nấu chín kỹ, hàm lượng solanin sẽ giảm xuống và không còn độc hại.
- Nguy cơ dị ứng: Một số phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng với cà tím, gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban, khó thở hoặc sưng mặt. Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng, hãy tránh ăn cà tím và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Rối loạn tiêu hóa: Cà tím chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra khó tiêu hoặc đầy hơi. Điều này có thể gây khó chịu cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người đã có vấn đề tiêu hóa trước đó.
Bên cạnh những rủi ro nguy hiểm, cà tím cũng có nhiều lợi ích dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, do đó nếu mẹ không có dấu hiệu dị ứng và ăn với liều lượng hợp lý, cà tím vẫn có thể là một loại thực phẩm bổ ích trong chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng của mẹ.
Trên đây là những thông tin quan trọng về 10 loại rau bà bầu không nên ăn hoặc cần ăn có kiểm soát trong suốt thai kỳ. Tóm lại, việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Trong trường hợp mẹ nghi ngờ chưa biết loại rau mà mình sắp ăn có thuộc danh sách các loại rau bà bầu không nên ăn hay không, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp