Cụ thể, ngày 13/4, phóng viên Đ.T.M.C, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam cùng một đồng nghiệp công tác tại Báo Công lý, đến Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm, Tập đoàn Y học Phúc Lâm (thuộc địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) để liên hệ làm việc theo Giấy giới thiệu của Báo Pháp luật Việt Nam (Bộ Tư pháp). Nhân viên Phòng Hành chính đã tiếp nhận Giấy giới thiệu của phóng viên, cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo đơn vị để sắp xếp lịch làm việc và liên hệ lại với phóng viên sau.
Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm, Tập đoàn Y học Phúc Lâm kiểm tra, khám xét xe của phóng viên. Ảnh: TL.
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tuy nhiên, khi ô tô chở nhóm phóng viên ra cổng thì bảo vệ của Bệnh viện không cho xe ra ngoài và yêu cầu kiểm tra xe phóng viên với lý do “Bệnh viện đang mất một máy và cấp trên đã có lệnh yêu cầu kiểm tra những xe đi ra khỏi bệnh viện”.
Phóng viên đã liên hệ với đồng chí Chu Đức Lễ, Phó trưởng Công an xã Long Hưng đề nghị xử lý vụ việc và giải quyết để phóng viên được ra ngoài. Nhưng khi lực lượng công an xã đến hiện trường đã không lập biên bản, không yêu cầu phía Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm chấm dứt hành vi giữ người, giữ xe trái luật mà còn đề nghị phóng viên phối hợp cho lực lượng bảo vệ khám xét xe.
Xem thêm : Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào
Việc khám xét không thu giữ được đồ vật nào của bệnh viện nên phóng viên được ra về. Phóng viên yêu cầu lập biên bản nhưng bảo vệ Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm không thực hiện.
Liên quan đến vụ việc nói trên, Luật sư Nguyễn An Bình, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ khám xét người, phương tiện, nơi làm việc thì việc khám xét phương tiện sẽ chỉ được thực hiện khi có căn cứ nhận định về việc trong phương tiện của phóng viên có tài sản do phạm tội mà có hoặc là đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền thực hiện việc khám xét thì chỉ những chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc khám xét theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mới có thể đưa ra quyết định khám xét. Đối chiếu với quy định nêu trên, việc bảo vệ Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm thực hiện hành vi kiểm tra, khám xét xe của phóng viên là trái với quy định pháp luật. Trường hợp này, bảo vệ Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm không có thẩm quyền thực hiện việc khám xét xe của phóng viên.
Cũng theo Luật sư Nguyễn An Bình, hành vi yêu cầu phóng viên cho kiểm tra xe với lý do: “Bệnh viện đang mất một máy” và thực hiện việc khám xét xe khi không có căn cứ chứng minh việc Bệnh viện mất thiết bị có liên quan đến đoàn phóng viên có thể được coi là hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Ở góc độ tiếp cận khác, Luật sư Bùi Văn Đức, Đoàn Luật sư tỉnh Hòa Bình nhìn nhận, theo quy định pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp việc khám xét người, chỗ ở hay phương tiện đều phải được lập biên bản theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp này Phó trưởng Công an xã Long Hưng yêu cầu phóng viên thực hiện theo yêu cầu kiểm tra, khám xét xe của bảo vệ Bệnh viện mà không lập biên bản khám xét là chưa phù hợp với quy định của pháp luật và chưa làm tròn trách nhiệm của Công an xã trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo của công dân.
Xem thêm : Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà?
Luật sư Bùi Văn Đức cũng cho rằng, đối với hành vi trên bảo vệ bệnh viện và lãnh đạo Bệnh viện trong sự việc trên có thể bị khép tội vu khống theo Điều 156, Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền”.
Công văn của Hội Nhà báo Việt Nam gửi UBND tỉnh Hưng Yên và Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Ảnh: TL.
Được biết, mới đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên và Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Công văn nêu rõ: “Hội Nhà báo Việt Nam nhận thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục, thẩm quyền khám xét phương tiện của công dân, cản trở hoạt động tác nghiệp của phóng viên cơ quan báo chí”; “Để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của phóng viên, hội viên, Hội Nhà báo Việt Nam kính đề nghị quý cơ quan chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, bảo vệ Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm, cũng như của lực lượng Công an xã Long Hưng (nếu có) theo thẩm quyền và thông báo kết quả điều tra, xử lý với Hội Nhà báo Việt Nam (qua Ban Kiểm tra) bằng văn bản”,
Việc phóng viên tác nghiệp đúng quy định luôn được pháp luật bảo vệ. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, thiết nghĩ các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên cần nhanh chóng kiểm tra vụ việc, xử lý dấu hiệu vi phạm pháp luật của nhân viên, bảo vệ Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm, cũng như của lực lượng Công an xã Long Hưng xảy ra vào trưa ngày 13/4/2023 tại Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm (thuộc địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp