Rắn Màu Xanh Lá Cây là rắn gì? Có độc không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video rắn màu xanh lá cây là rắn gì

Nhắc đến loài rắn chắc hẳn ai cũng đều sợ hãi vì không phải rắn nguy hiểm mà chúng còn có khả năng ẩn náu rất đặc biệt. Điển hình là loài rắn màu xanh lá cây, chúng thường lẩn trong những đám lá cây rậm rạp, rất khó phát hiện. Vậy rắn màu xanh lá cây là rắn gì? Có độc không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Rắn màu xanh lá cây là rắn gì?

Khi mà nhắc đến rắn màu xanh lá cây thì thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến rắn họ lục bởi đặc trưng của chúng chính là trên thân có màu xanh lá cây, màu sắc này đậm hay nhạt sẽ tùy thuộc vào từng loài riêng biệt. Dưới đây sẽ là một vài loài rắn màu xanh lá cây mà bạn nên biết.

1. Rắn lục xanh

Ngoài đôi mắt có màu đỏ ánh cam ra thì toàn bộ phần thân của loài rắn này đều có màu xanh lá cây. Riêng phần bụng của chúng lại có màu vàng nhạt và trắng. Đây là loài rắn có độc cực mạnh, chúng thường ẩn nấp trong các tán lá cây, rất khó nhận biết.

2. Rắn lục kim

Đây là loài rắn có vẻ ngoài khá giống với rắn lục xanh về màu sắc thế nhưng loài rắn này lại có kích thước nhỏ nhắn, phần đầu thuôn dài như đầu chiếc kim nên được gọi là rắn lục kim. Rắn lục kim nhút nhát và không có độc, chúng được nuôi làm cảnh là chủ yếu.

ran mau xanh la cay la ran gi

3. Rắn lục đuôi đỏ

Một trong những loài rắn màu xanh lá cây không thể không kể đến đó chính là rắn lục đuôi đỏ. Phần thân có màu xanh lá cây trải dài từ đầu xuống gần đuôi, riêng phần đuôi có màu đỏ. Loài rắn này vô cùng nguy hiểm vì tính kịch độc của chúng, ngay sau khi bị cắn, nạn nhân sẽ gặp phải triệu chứng tan máu nhanh, tử vong ngay lập tức nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế bạn cần hết sức cảnh giác và tốt nhất nên tránh xa nó nếu không may chạm mặt với chúng. Nơi sống ưa thích của loài rắn lục đuôi đỏ này chính là ở các bụi tre ven đường, bụi cỏ hoặc trên cây có nhiều lá.

4. Rắn cườm

Rắn cườm là loài rắn không có độc, chúng được tìm thấy sinh sống chủ yếu ở khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Thường thì loài rắn này có thân màu xanh lá cây, đôi khi có màu nâu với các sọc đen, xám trên lưng. Thức ăn chính của chúng là các loại thằn lằn, chuột và một số loài động vật nhỏ.

Như vậy có thể thấy rằng rắn màu xanh lá cây khá phổ biến, chúng đa dạng về chủng loại và rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu bạn là một người có đam mê với loài rắn thì chắc chắn với những thông tin cơ bản này, bạn sẽ phân biệt được từng loài khác nhau.

ran 1 12

Rắn màu xanh lá cây có độc không?

Với một vài dẫn chứng cơ bản thì bạn có thể thấy rằng rắn màu xanh lá cây đa phần là loài có độc, thậm chí độc cực mạnh. Chúng sở hữu màu sắc rất đặc trưng của lá cây, đối với loài rắn là dễ ẩn nấp, dễ tiếp cận con mồi và săn mồi bất ngờ thế nhưng với con người thì đây thực sự là mối nguy hiểm khó lường.

Môi trường ưa thích của chúng là ở những bụi cây, bụi cỏ rậm rạp vì thế bạn cần hết sức cảnh giác, nhất là với những khu vực lâu ngày không dọn dẹp.

ran 3 10

Cần làm gì khi bị rắn màu xanh lá cây cắn?

Như đã nêu ở phía trên, rắn màu xanh lá cây hầu hết là loài rắn có độc, vì vậy nếu không may bị rắn màu xanh lá cây cắn thì bạn cũng đừng quá lo lắng mà dẫn tới sơ cứu sai cách gây hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những điều bạn cần làm ngay khi phát hiện bị rắn cắn:

  • Hãy bình tĩnh quan sát con rắn đó là rắn gì, màu sắc như thế nào
  • Xử trí vết thương ngay lập tức bằng cách rửa sạch vết thương dưới vòi nước mạnh
  • Tiếp tục băng bó vết thương thật chặt để tránh nọc độc lây lan sang các bộ phận khác.
  • Gọi cấp cứu ngay khi còn tỉnh táo
  • Trường hợp không biết gọi cấp cứu thì nên gọi người nhà hoặc người có kinh nghiệm bắt rắn để giúp bạn xử trí con rắn và vết thương càng sớm càng tốt
  • Nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Trên đây là những thông tin cơ bản về loài rắn màu xanh lá cây là rắn gì? Có độc không? Hãy chủ động phòng tránh loài rắn màu xanh lá cây này nói riêng cũng như các loài rắn khác nói chung bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, những nơi bỏ hoang lâu ngày không sử dụng cần được thông thoáng, không tạo điều kiện cho rắn sinh sống, tránh nguy hiểm không đáng có.