Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của con người. Đồng thời do đời sống của con người ngày càng cao, xã hội càng phát triển thì nhu cầu ngày càng nhiều; Việc sử dụng đất càng lớn thì đất càng trở nên quan tâm và có tầm quan trọng đối với con người. Quyền sử dụng đất được xác lập bằng việc cấp sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ cần phải nộp những khoản chi phí nhất định. Vậy nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ theo quy định? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu quy định này nhé!
Sổ đỏ là gì?
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất; (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp; của người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Bạn đang xem: Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ theo quy định
Như vậy, Sổ đỏ là từ mà người dân thường sử dụng để gọi giấy tờ QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của giấy chứng nhận.
Tuy từ Sổ đỏ không có giá trị pháp lý nhưng tác giả vẫn sử dụng; nhằm thuận tiện cho việc tiếp cận và dễ hiểu của người dân trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận.
Các chi phí, thuế phải nộp khi làm sổ đỏ lần đầu
Theo quy định, các chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ lần đầu bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền lệ phí trước bạ, tiền thuế thu nhập cá nhân (đối với một số trường hợp), tiền lệ phí địa chính và các loại lệ phí khác. Cụ thể:
Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất
Tại điểm a khoản 1 Điều 107 Luật đất đai có quy định:
- 1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:
- a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất
- Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 108 Luật đất đai quy định căn cứ tính tiền sử dụng đất như sau:
- 1. Căn cứ tính tiền sử dụng đất:
- a) Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất;
- b) Mục đích sử dụng;
- c) Giá đất theo quy định tại Điều 114 của Luật này; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất này là giá trúng đấu giá.
Khi được cấp sổ đỏ lần đầu, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, số tiền này được xác định dựa trên giá đất, mục đích sử dụng đất và diện tích đất được giao. Ngoài ra, tiền sử dụng đất cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn gốc thửa đất được cấp sổ đỏ, thời điểm sử dụng đất và giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Lệ phí trước bạ
Xem thêm : Tin tức
Lệ phí trước bạ là lệ phí nộp cho Nhà nước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với tài sản. Đối tượng chịu lệ phí trước bạ được quy định; tại Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, trong đó khoản 1 có quy định; về Đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm nhà, đất. Như vậy, nhà, đất là đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ do đó; khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ
Căn cứ tính lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 5; Nghị định 140/2016/NĐ-CP: “Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)”
Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất; do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành
Mức thu lệ phí trước bạ được tính theo tỷ lệ phần trăm, mức thu đối với nhà, đất được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, cụ thể: “1. Nhà, đất mức thu là 0,5%”
Thuế thu nhập cá nhân
Trong trường hợp, thửa đất xin cấp sổ đỏ có nguồn gốc; được mua qua, bán lại qua nhiều người và chưa thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân; với Nhà nước thì nay người sử dụng đất xin cấp sổ đỏ lần đầu phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho việc mua bán đất đó.
Các chi phí khác phải nộp khi cấp sổ lần đầu là gì?
Ngoài các khoản thuế phải chịu khi người sử dụng đất được cấp sổ đỏ lần đầu thì họ còn phải chịu kê khai, đóng nộp các chi phí khác.
Cụ thể như sau:
Mức thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất
Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%
Xem thêm : Uống thuốc tránh thai diane 35 có gây nám da không?
Trong đó:
Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đất là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất, kể cả nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ theo quy định
Căn cứ theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật đất đai năm 2013, thời gian thực hiện một số thủ tục hành chính về đất đai và những trường hợp mở rộng được cấp quyền sử dụng đất như sau:
- Thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất; tách thửa, hợp thửa đất, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý tối đa là 15 ngày.
- Thủ tục đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, vợ, chồng, nhóm người sử dụng đất… tối đa là 10 ngày.
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày.
- Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày.
- Gia hạn sử dụng đất là không quá 7 ngày.
- Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 5 ngày.
- Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày.
- Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày.
- Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày.
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày.
- Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 3 ngày.
- Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 3 ngày.Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 5 ngày.
- Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.
- Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày.
- Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp là không quá 10 ngày.
Mời bạn xem thêm:
- Nghị định mới về cấp sổ đỏ năm 2022
- Bán nhà không cần Sổ đỏ có được không?
- Hủy sổ đỏ cấp sai như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ theo quy định”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn tư vấn đặt cọc đất thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833.101.102
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp