Giải đáp: Sau sinh có ăn được chôm chôm không?

Chôm chôm được đánh giá là loại trái cây lành tính và giàu dinh dưỡng. Hiểu được nỗi băn khoăn của chị em phụ nữ nói chung và phụ nữ sau sinh nói riêng, trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc: Sau sinh có ăn được chôm chôm không? Hãy cùng theo chân Nhà Thuốc tìm hiểu ngay nhé!

Sau sinh có ăn được chôm chôm không?

Sau sinh có ăn được chôm chôm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai và sau sinh. Câu trả lời là hoàn toàn được nhé! Chôm chôm là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ nữ sau sinh nói riêng.

Mẹ bầu có thể tham khảo chi tiết thành phần dinh dưỡng của chôm chôm sau đây:

  • 78% là nước.
  • 21% carbohydrate.
  • 1% protein.
  • Hàm lượng chất béo không đáng kể.
  • 1,3 – 2 gram chất xơ/100 gram quả.
  • 50% vitamin C/ 5 – 6 quả/ngày.
  • 20% đồng/4 quả/ngày.
  • 2% – 6%/4 quả/ngày.

Sau khi sinh, mẹ thường dễ lâm vào tình trạng thiếu máu và cần được bổ sung thêm các dưỡng chất và năng lượng để hồi phục cơ thể. Chôm chôm có chứa rất nhiều các dưỡng chất giúp mẹ bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, chôm chôm còn giúp tái tạo tế bào máu từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và khắc phục các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và căng thẳng thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

Căn cứ vào những thông tin vừa nêu trên, có thể thấy chôm chôm là một lựa chọn hoàn hảo cho phụ nữ sau sinh nếu ăn đúng cách. Do đó, mẹ sau sinh có thể yên tâm thêm chôm chôm vào chế độ ăn hàng ngày. Các mẹ sẽ bất ngờ về những lợi ích tuyệt vời mà chôm chôm mang lại đấy!

Lợi ích của chôm chôm đối với phụ nữ sau sinh

Cung cấp năng lượng cho mẹ sau sinh

Các chất cần thiết cung cấp năng lượng cho con người bao gồm: Nước, carbohydrate, protein. Việc bổ sung các dưỡng chất này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, từ đó giảm mệt mỏi cho mẹ sau sinh. Chôm chôm là một trong những loại trái cây có hàm lượng lớn các chất nêu trên, do đó mẹ sau sinh ăn chôm chôm sẽ được nạp nguồn năng lượng dồi dào ngay tức thì.

Phụ nữ đang trong thời gian ở cữ nuôi con rất vất vả nên bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn uống hàng ngày để có một sức khỏe tốt chăm em bé tốt hơn.

Ăn chôm chôm giúp giảm nguy cơ thiếu máu

Chôm chôm chứa một hàm lượng lớn sắt và đồng. Các chất này có tác dụng kích thích sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu từ đó giúp tái tạo máu trong cơ thể. Ăn chôm chôm giúp mẹ bầu giảm sự mệt mỏi và giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt thường gặp phải do thiếu máu sau sinh.

Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm còn có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ đồng và sắt diễn ra nhanh hơn, từ đó cải thiện quá trình sản xuất các tế bào máu đồng thời hạn chế nguy cơ thiếu máu ở phụ nữ sau sinh.

Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa

Chất xơ trong chôm chôm bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan có trong chôm chôm chiếm 50% tổng lượng chất xơ. Điều này giúp cho quá trình vận chuyển các chất trong đường ruột diễn ra nhanh hơn đồng thời đẩy lùi bệnh táo bón.

Chất xơ hòa tan cung cấp thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, giúp các vi khuẩn có lợi này tạo ra các chuỗi ngắn axit béo đi nuôi dưỡng các tế bào trong ruột, từ đó cải thiện các triệu chứng của rối loạn đường ruột và giảm viêm.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ sau sinh

Sau sinh, sức đề kháng của sản phụ bị suy yếu. Việc bổ sung các dưỡng chất cho sản phụ là cần thiết. Chôm chôm là một trong số các loại trái cây có hàm lượng các dưỡng chất cao. Các dưỡng chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau sinh.

Theo nghiên cứu, trong chôm chôm có chứa một chất có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ sau sinh.

Ngoài ra, các vitamin và một số khoáng chất có trong chôm chôm cũng có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, giúp ức chế các phản ứng viêm và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Chôm chôm là loại quả có hàm lượng photpho tương đối cao giúp dễ dàng loại bỏ các chất độc tố, chất thải trong cơ thể, tiêu diệt các ký sinh trùng gây hại đồng thời kích thích các mô tế bào phát triển.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho mẹ sau sinh

Hiện nay, vấn đề giảm cân sau sinh, lấy lại vóc dáng là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Với hàm lượng chất xơ cao và lượng calo ít, chị em hoàn toàn có thể yên tâm ăn chôm chôm mà không lo tăng cân.

Ăn chôm chôm sẽ khiến mẹ có cảm giác no lâu và giảm thèm ăn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Mặt khác, chất xơ hòa tan có trong chôm chôm có khả năng tan trong nước và tạo thành hợp chất dạng gel trong ruột. Hợp chất này có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa đồng thời tăng hấp thụ các dưỡng chất vàng giảm cảm giác thèm ăn.

Một số lưu ý khi sử dụng chôm chôm

Với những thông tin đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn chị em đã giải đáp được nỗi băn khoăn: Sau sinh có ăn được chôm chôm không? Tuy nhiên, để sử dụng chôm chôm một cách hiệu quả, các mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Chỉ nên mua chôm chôm đúng vụ bởi chôm chôm trái vụ thường chứa nhiều lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chọn mua quả to, mọng, quả màu đỏ tươi, có gai mềm và thưa. Tránh mua những trái chôm chôm đã héo, xỉn màu và dập nát.
  • Chôm chôm là một loại trái cây có tính nóng. Mặc dù loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho phụ nữ mang thai cũng như sau sinh, nhưng các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 5 – 6 quả để tránh việc mẹ bị nóng trong người và ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.
  • Đảm bảo đã ngâm và rửa sạch chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Các mẹ nên cắt đôi và tách vỏ chôm chôm thay vì cắn trực tiếp để tách vỏ. Việc này giúp mẹ hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc trừ sâu còn tồn tại trên vỏ ngoài của chôm chôm.

Chôm chôm là loại quả ngon, chứa rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về trái chôm chôm, lợi ích của trái chôm chôm với sức khỏe phụ nữ sau sinh đồng thời giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc: Sau sinh có ăn được chôm chôm không?

Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi kênh sức khỏe của Nhà Thuốc để cập nhật thêm những bài viết bổ ích khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp