Grab Việt Nam có lãi
Dữ liệu mới nhất từ Báo Đầu tư cho hay năm 2022, Grab Việt Nam đạt doanh thu 6.384 tỷ đồng, lãi trước thuế 329 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai Grab Việt Nam có lãi sau 9 năm hoạt động tại Việt Nam, từ tháng 2/2014. Trước đó, lần lãi đầu tiên của Grab Việt Nam là vào năm 2020, đạt 243,4 tỷ đồng.
Hiện công ty có trụ sở tại Singapore đang chiếm 70% thị phần gọi xe tại Việt Nam, có 30 triệu khách hàng, hoạt động trong các lĩnh vực như giao đồ ăn nhanh, giao hàng, đi chợ hộ, taxi,…
Bạn đang xem: Grab Việt Nam lãi hơn 300 tỷ đồng trong năm 2022
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là một trong số các thị trường tập đoàn Grab hoạt động. Trên phạm vi toàn tập đoàn, Grab vẫn đang trên đường tìm kiếm lợi nhuận. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của Grab cho thấy công ty đạt 1.433 triệu USD doanh thu, tăng 112% so với năm trước đó.
Năm 2022, Grab lỗ 1.740 triệu USD, cải thiện 51% so với cùng kỳ. EBITDA điều chỉnh cả năm 2022 của Grab âm 793 triệu USD cải thiện 6% so với mức âm 842 triệu USD vào năm 2021.
“Năm 2023 chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển một cách bền vững bằng cách thúc đẩy hiệu quả chi phí trong toàn tập đoàn, đồng thời cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong khi vẫn thận trọng với nguồn vốn của mình.
Chúng tôi đang đẩy nhanh triển vọng hòa vốn của tập đoàn trên cơ sở EBITDA đã điều chỉnh mục tiêu là quý IV/2023, sớm hơn kỳ vọng trước đây là vào nửa cuối năm 2024”, Peter Oey, Giám đốc tài chính của Grab cho biết.
Grab cắt lỗ bằng cách nào?
Xem thêm : ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN – Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 được công bố trong tháng 5 của Grab cho thấy tập đoàn có khoản lỗ ròng 250 triệu USD, thu hẹp 43% so với khoản lỗ 435 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Trong ba tháng đầu năm, tổng doanh thu của tập đoàn đạt 525 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh gọi xe cốt lõi tăng 72% so với cùng kỳ lên 194 triệu USD.
“Trong quý I, chúng tôi đã báo cáo một loạt kết quả vững chắc khác, phản ánh sự tập trung có kỷ luật của chúng tôi để thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận bền vững”, Giám đốc điều hành Grab, ông Anthony Tan cho biết.
Dưới áp lực có lãi, siêu ứng dụng có trụ sở tại Singapore đã theo đuổi chiến lược “thắt lưng buộc bụng”, bao gồm đóng băng tuyển dụng ở hầu hết vị trí, không tăng lương với các lãnh đạo cấp cao và cắt giảm 20% ngân sách đi lại cùng các chi phí khác, theo Reuters. Người phát ngôn của Grab sau đó đã xác nhận điều này.
Bên cạnh dịch vụ gọi xe là lĩnh vực cốt lõi, Grab cũng đã mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực khác. Đơn cử, Grab bắt đầu cung cấp dữ liệu bản đồ cho Amazon Web Services, dịch vụ điện toán đám mây của Amazon vào tháng 2 năm nay.
Thông qua dịch vụ GrabMaps, khách hàng của AWS có thể sử dụng dữ liệu bản đồ ở 8 quốc gia Đông Nam Á phù hợp với các mục đích kinh doanh riêng của mình. GrabMaps sẽ nhận về doanh thu dựa trên mức độ sử dụng thực tế.
Ở mảng tài chính tiêu dùng, Grab tập trung vào giao dịch người dùng với đối tác ở mảng ngân hàng số như Singtel (Singapore), Emtek (Indonesia9 và Kuok Group (Malaysia). Grab sẽ tập trung vào các giao dịch với người dùng mà họ đã nắm dữ liệu trước đó, từ đó giảm chi phí thâu tóm người dùng và kiểm tra tín nhiệm tín dụng.
Xem thêm : Tin tức
Tháng 1 năm nay, Grab cũng triển khai chương trình ứng trước tiền mặt cho các đối tác tài xế của mình với số tiền lên tới 10.000 SGD (khoảng 7.600 USD).
Mặc dù Grab không tiết lộ các khoản phí mà họ dự định thu trên mỗi giao dịch, tuy nhiên theo hình ảnh được rò rỉ từ một tài xế được báo giá phí quản lý là 342,81 USD cho khoản tạm ứng trị giá 3.809 USD, tương đương 9% số tiền đề xuất.
Số tiền phải trả trong 6 tháng, với việc Grab sẽ tính phí khoảng 146,5 USD hàng tuần. Như vậy, nếu nhìn qua lăng kính của một khoản vay phải trả trong một năm, các điều khoản của khoản ứng trước sẽ tương tự như việc trả lãi suất 18% mỗi năm.
Ngoài ra, trước đây, Grab thường thu hút người dùng và tăng tỷ lệ sử dụng bằng các chiến dịch marketing lớn, song hiện tại, Grab đang thay đổi chiến lược của mình để đạt mốc lợi nhuận nhanh hơn. Trong quý IV/2022, Grab cắt giảm chi phí cho các chương trình khuyến mại 29%. Điều này giúp Grab giảm lỗ ròng tối thiểu 60%, theo Nikkei.
Grab thực hiện điều chỉnh lại chiến lược trong bối cảnh công ty này đã có lượng người dùng khá lớn. Lượng người dùng hàng tháng mới nhất của Grab được công bố đạt 33,6 triệu người, tăng 4 triệu so với một năm trước đó.
Tỷ lệ tài khoản sử dụng từ 2 dịch vụ của Grab trở lên chiếm tới 61% trong năm 2022, tăng lên từ mốc 42% của năm 2019. Tỷ lệ này tăng lên đồng nghĩa với việc phí trung bình thu từ mỗi người dùng tăng lên và Grab cũng không cần chi nhiều chi phí cho hoạt động khuyến mại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp