Nguyên nhân dẫn đến già hóa dân số tại Nhật Bản
Thiếu ổn định về kinh tế
Nhật Bản là một quốc gia phát triển mạnh về kinh tế, tỷ lệ người dân có việc làm cao. Tuy nhiên những năm gần đây số lượng công việc không ổn định ngày càng tăng lên và với những áp lực từ sự phát triển của doanh nghiệp, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự. Do đó mà tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng cao khiến nhiều người không muốn lập gia đình, ổn định cuộc sống.
Bạn đang xem: Sự già hóa dân số Nhật Bản
Tỷ lệ không muốn kết hôn tăng
Với sự phát triển hiện đại của xã hội Nhật Bản, thời gian làm việc cao thì nhiều người thường dành thời gian cho công việc nhiều hơn. Tỷ lệ người không muốn kết hôn tăng cao và cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh giảm sâu trong những năm gần đây, tác động đến sự già hóa dân số nặng nề.
Xem thêm : [Chi tiết] Cách làm nấm linh chi ngâm mật ong đơn giản
Kết hôn muộn và sinh muộn
Những người kết hôn trước 30 tuổi dần giảm sút và tỷ lệ kết hôn muộn tăng lên. Hầu như mọi người đều muốn ổn định trong sự nghiệp và tài chính trước khi đi đến hôn nhân. Do đó mà những người kết hôn muộn rất nhiều, tỷ lệ sinh con thấp và hầu như mỗi gia đình chỉ sinh 1 đến 2 con.
Những hệ lụy của việc già hóa dân số ở Nhật Bản
Thiếu hụt lao động
Thiếu hụt nguồn nhân công lao động là điều tác động rõ rệt nhất hiện nay tại Nhật Bản. Số lượng các doanh nghiệp tại Nhật Bản là khá lớn nhưng những người dân ở trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ quá thấp. Điều này buộc Nhật Bản phải tuyển nhân công từ nước ngoài về, tác động nặng nề đến việc làm và nhiều hệ lụy liên quan.
Kinh tế, xã hội đều bị ảnh hưởng
Xem thêm : Tìm hiểu về lòng biết ơn trong xã hội, những đoạn văn sáng tạo nhất
Sự già hóa dân số tăng lên thì việc chi ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội sẽ nhiều hơn. Những điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia khi ngân sách thu vào không đủ đáp ứng cho những chương trình này và thiếu hụt ngân sách sẽ khiến nền kinh tế đi xuống, lao dốc nhanh hơn.
Lỗ hổng thế hệ gia tăng
Khoảng cách thế hệ về độ tuổi tại Nhật ngày càng gia tăng hơn khi người già nắm giữ những vị trí quan trọng trong lĩnh vực chính trị. Các vấn đề về chương trình phúc lợi cho người cao tuổi luôn được ưu tiên hơn sẽ đẩy làn sóng dư luận lên cao bởi những người trẻ tuổi. Đây là một tác hại nghiêm trọng của lỗ hổng thế hệ.
Vị thế quốc tế
Trước đây Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu tại Châu Á với vị trí cường quốc kinh tế của mình. Tuy nhiên trong những năm gần đây vị thế Nhật Bản dần suy yếu do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, những tác động từ nền kinh tế quốc gia, chính trị, xã hội bị tác động bởi sự già hóa dân số. Điều này làm mất vị thế của cường quốc và ngày càng đi lùi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp