Nói xấu người khác, nói xấu đối thủ cạnh tranh dường như là một việc làm khá phổ biến và thường thấy ở nhiều người. Nó tồn tại hiện hữu ở xung quanh nơi chúng ta sống, nơi chúng ta làm việc. Nói xấu người khác, nói xấu đối thủ cạnh tranh dường như là một việc làm khá phổ biến và thường thấy ở nhiều người. Nó tồn tại hiện hữu ở xung quanh nơi chúng ta sống, nơi chúng ta làm việc.
1. Vì sao chúng ta lại nói xấu người khác? Nói xấu đối thủ
Bạn đang xem: Nói xấu người khác NÊN HAY KHÔNG ?
1.1. Hạ thấp người khác để đưa mình lên
1.2. Buôn chuyện là sở thích
2. Tác hại của việc Nói xấu người khác?
2.1. Hủy hoại lòng tin
2.2. Khiến cho chúng ta trở thành người đố kỵ
2.3. Giảm năng suất, hiệu quả công việc
2.4. Chứng tỏ chúng ta quá rảnh rỗi
Xem thêm : PT gym là gì? Tập gym có huấn luyện viên cá nhân giá bao nhiêu?
3. Nên hay không nên nói xấu người khác?
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Riêng cá nhân tôi thì cho rằng nên hạn chế tối đa việc nói xấu bất kỳ ai.
1. Vì sao chúng ta lại nói xấu người khác?
“ Nói xấu sau lưng người khác” đã trở thành thói quen yêu thích hàng ngày của nhiều người. Một ngày nếu không được nói xấu ai đó thì họ sẽ không thể chịu được. Vậy tại sao họ không chọn cách nói trực diện mà lại đi nói xấu sau lưng. Có phải họ không đủ tự tin, không đủ khả năng, không dám nói điều họ muốn nói người khác trước mặt người đó hay không?
Nếu hỏi 100 người chắc sẽ có đến 99 người đã từng nói xấu sau lưng người khách theo một cách thức nào đó. Có thể là vô tình cũng có thể là cố ý.Đôi khi trong những lúc trò chuyện cùng người thân, cùng bạn bè, bạn về tình nhận xét về một ai đó. Rồi bạn hào hứng kể ra những lỗi lầm mà người ấy gặp phải. Sau đó bạn đưa ra nhận xét và kết luận đánh giá về người đó. Và có thể những điều chúng ta nói, chúng ta nhận xét chưa chắc là đúng. Thậm chí, có những lúc chúng ta còn rất tự tin khi so sánh mặt xấu của họ với những việc mình làm và chúng ta cho rằng chúng ta hơn họ.Và sự thật là chúng ta thường tìm kiếm những người giống mình và loại bỏ đi những người không giống mình.
1.1. Hạ thấp người khác để đưa mình lên
Xin đưa ra trích dẫn 1 câu nói nổi tiếng của: Eleanor Roosevelt
“Người vĩ đại bàn luận về các ý tưởng, người bình thường bàn luận về các sự kiện, người nhỏ nhen bàn luận về con người”.
Nhiều người đi nói xấu người khác chỉ vì thấy ghen tị với những gì mà người khách làm được, người khác có được. Đặc biệt là đối thủ trong công việc thì sự ghen tị lại càng thể hiện rõ. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để làm giảm đi thành tích của người khác, của đối thủ. Chúng ta sẽ đi săn lùng và tìm kiếm những điểm xấu nhất của đối thủ để mà tạo thành chủ đề bàn luận trong các câu chuyện mà chúng ta nói. Khi làm những việc ấy chúng ta sẽ nghĩ rằng bản thân chúng ta tốt đẹp hơn người khác.
Ví dụ: “ Sản phẩm của họ thì ra cái gì, làm sao so sánh được với sản phẩm của tôi. Hàng của họ dùng toàn hàng đều, hàng của tôi là hàng cao cấp. Họ tuổi gì mà so sánh với tôi. Họ lừa đảo bạn đó. Bạn mà mua hàng của họ thì bạn sẽ vỡ nợ đấy. Hàng của tôi thế này, hàng của tôi thế kia rồi vân vân và mây mây. Và chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận và thừa nhận việc người khác làm tốt hơn mình.”
Xem thêm : Triết học ra đời sớm nhất ở đâu
Khi có bất cứ ai không cùng quan điểm với chúng ta, đi khen và khẳng định năng lực của đối thủ của chúng ta. Chúng ta sẽ ngay tức khắc nghĩ rằng đó là người cùng phe cánh và được đối thủ mua chuộc, và chúng ta lại tiếp tục nói xấu cả người đó nữa.v.v.v.. Chắc hẳn sẽ thấy rất quen đúng không nào?
1.2 Buôn chuyện là sở thích
Nhiều người trong chúng ta có sở thích buôn chuyện, buôn từ chuyện gia đình đến chuyện công việc. Thời gian buôn chuyện có thể là quanh năm, suốt tháng và dường như sẽ không bao giờ có hồi kết. Trong những cuộc buôn chuyện ấy, chúng ta thường sẽ đưa ra quan điểm cá nhân của mình vào việc phát xét người khác. Và thường trong các chủ đề buôn chuyện ấy nhân vật chính sẽ không phải là chúng ta mà là người nào đó, có thể là người mà chúng ta không thích, có thể là đối thủ trong công việc.Và thường chỉ những người rảnh rỗi, không có việc làm hoặc làm việc kém hiệu quả thì mới có nhiều thời gian để buôn chuyện của người khác, để đi nói xấu người khác. Cũng giống như câu nói: “Nhàn cư vi bất thiện”.
2. Tác hại của việc Nói xấu người khác?
Việc nói xấu người khác là một thói quen xấu và hết sức nguy hiểm. Đặc biệt là trong kinh doanh, việc nói xấu đối thủ cạnh tranh là một hành động sai trái và vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp lớn thì họ sẽ có chiến lược cạnh tranh bài bản bằng việc khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm thay vì đi nói xấu đối thủ. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa có chỗ đứng thì thường lựa chọn cách đi theo, sử dụng các chiêu trò, các thủ đoạn để nói xấu doanh nghiệp lớn từ đó tìm cơ hội phát triển, tìm kiếm khách hàng. Gắn tên tuổi của mình với các tên tuổi có thương hiệu đã có chỗ đứng để tạo ấn tượng với khách hàng.
2.1. Hủy hoại lòng tin
Bạn có nghĩ khi bạn nói xấu người khác, nói xấu đối thủ của bạn bên cạnh việc bạn làm mất đi lòng tin của người khác với đối tượng bạn nói xấu, với đối thủ cạnh tranh của bạn. Đồng thời, người nghe bạn nói những điều đó họ sẽ nghĩ gì về bạn. Chắc chắn họ cũng sẽ nghĩ rằng bạn cũng không tốt đẹp gì đâu. Vì chỉ người không ra gì mới đi nói người khác không ra gì.
2.2. Khiến cho chúng ta trở thành người đố kị
Khi chúng ta biến việc nói xấu người khác, nói xấu đối thủ cạnh tranh trở thành một thói quen hàng ngày thì cũng sẽ làm cho tính đối kỵ của chúng ta tăng lên từng ngày. Chúng ta sẽ luôn so sánh và nghĩ mình hơn người khác. Chúng ta sẽ không công nhận thành công cũng như năng lực của người khác. Điều này sẽ vô tình hạ thấp giá trị của chúng ta trong mắt của những người khác.
2.3. Giảm năng suất, hiệu quả công việc
Khi bạn dành quá nhiều thời gian vào việc nói xấu người khác, nói xấu đối thủ thì sẽ còn ít thời gian để mà nâng cao và hoàn thiện bản thân. Vì vậy, thay vì dành thời gian đi nói xấu người khác thì hãy tập trung vào nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị đích thực cho bản thân mình.Khi bạn dành quá nhiều thời gian vào việc nói xấu người khác, nói xấu đối thủ thì sẽ còn ít thời gian để mà nâng cao và hoàn thiện bản thân. Vì vậy, thay vì dành thời gian đi nói xấu người khác thì hãy tập trung vào nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị đích thực cho bản thân mình.
2.4. Chứng tỏ chúng ta quá rảnh rỗi
Chỉ khi rảnh rỗi, không có việc làm chúng ta mới có thời gian để tham gia vào các cuộc trò chuyện, tạo dựng các chủ đề để đi nói xấu người khác, nói xấu đối thủ. Chúng ta nói xấu đối thủ càng nhiều thì càng chứng tỏ chúng ta không bận rộn bằng họ, chúng ta thua kém họ.
3. Nên hay không nên nói xấu người khác?
Theo quan điểm của tôi và chắc hẳn cũng là quan điểm của nhiều người, đó là chúng ta không nên nói xấu người khác, không nên nói xấu đối thủ ở sau lưng. Nếu chúng ta không vừa lòng với ai đó, hãy đối diện trực tiếp với họ và đưa ra quan điểm của mình. Khi đánh giá, nhận xét ai đó, nhận xét đối thủ cũng nên tỏ thái độ khách quan, đừng mang sự đố kị của bản thân để hạ bệ đối thủ và nâng tầm của mình lên.
“Sông sâu còn có kẻ dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp