Con gái thức khuya có tác hại gì? Phương pháp giúp ngủ sớm

Thói quen thức khuya, làm việc đêm đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể và những tác hại này còn nguy hiểm hơn ở con gái. Vậy con gái thức khuya có tác hại gì? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về những tác hại của thói quen này và những phương pháp giúp tạo thói quen ngủ sớm nhé!

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ ngon là điều vô cùng cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, ngủ đủ giấc cũng quan trọng như việc thường xuyên tập luyện hay ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ cũng được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.

Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng giấc ngủ là điều tất yếu của cuộc sống và cần được chăm sóc để ý hơn. Những lợi ích của việc ngủ đủ giấc có thể kể đến như cải thiện trí nhớ, gia tăng tuổi thọ, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch…

Giấc ngủ là điều thiết yếu của cuộc sống
Giấc ngủ là điều thiết yếu của cuộc sống

2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng thức khuya ở con gái

Chúng ta thường thắc mắc con gái thức khuya có tác hại gì mà không bận tâm đến những nguyên nhân gây ra tình trạng thường xuyên thức khuya. Chính vì không nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này nên chúng ta thường không thể thay đổi thói quen của bản thân. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ muộn thường thấy:

2.1. Mất ngủ

Triệu chứng thường thấy khi bạn bị mất ngủ là khó ngủ, thường xuyên thức giấc giữa đêm hay không thể ngủ liền mạch. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới và nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tình trạng thay đổi hormone có thể xuất phát từ hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh hoặc do mang thai.

2.2. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Khi bạn có cảm giác bắt đầu buồn ngủ là lúc cơ thể đang tiết ra một hoạt chất gọi là melatonin. Hoạt chất này giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ và chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử khi sử dụng trong bóng tối làm rối loạn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể. Từ đó, gây ra tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân gây thức khuya
Nguyên nhân gây thức khuya

2.3. Sử dụng các chất kích thích trước giờ ngủ

Các chất kích thích như cà phê hay trà thường chứa một hàm lượng caffeine khá cao. Khi sử dụng những loại đồ uống này trước khi ngủ sẽ làm kích thích hệ thần kinh và khiến cơ thể khó có thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa các loại chất kích thích trong vòng 6 tiếng trước giờ ngủ.

Tham khảo thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe khác tại đây.

3. Con gái thức khuya có tác hại gì?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể mà còn ảnh hưởng tâm lý, tinh thần của chúng ta. Vậy con gái thức khuya có tác hại gì? Dưới đây là những ảnh hưởng của việc thức khuya đến cơ thể mà Y dược Luân Thành xin được liệt kê ra:

3.1. Da bị sạm và khô

Tình trạng thức khuya, thiếu ngủ thường được biểu hiện qua làn da đầu tiên. Khi con gái thường xuyên thức khuya, làn da sẽ bị sạm và có màu tối hơn bình thường. Nguyên do là vì các độc tố không được đào thải ra khỏi cơ thể và ứ đọng lại trong các tế bào da. Ngoài ra, việc thường xuyên thức khuya cũng khiến các tế bào da không được tái tạo hoặc tái tạo chậm và dễ bị tổn thương do những yếu tố bên ngoài.

3.2. Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Đây là hậu quả xảy ra khi cơ thể thường xuyên phải thức khuya trong một thời gian dài. Nguyên nhân chính là do hoạt động của buồng trứng và tuyến yên bị gián đoạn và gây ra sự rối loạn hormone trong cơ thể. Từ đó, gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc vô kinh.

Con gái thường xuyên thức khuya bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do thường xuyên thức khuya

3.3. Giảm ham muốn tình dục

Khi thường xuyên thức khuya, con gái sẽ gặp phải tình trạng suy giảm hormone estrogen. Đây là một loại hormone giúp sản xuất trứng và duy trì chức năng sinh lý. Từ đó, làm giảm ham muốn tình dục và khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

3.4. Tăng nguy cơ ung thư

Theo các chuyên gia, con gái thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 1,5 lần. Ngoài ra, thức khuya còn gây rối loạn quá trình sản sinh melatonin. Đây là một loại hormone giúp cơ thể nhanh chìm vào giấc ngủ và giúp não bộ nghỉ ngơi. Khi bị rối loạn sản sinh melatonin, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị trì trệ và tăng nguy cơ hình thành các khối u. Từ đó, gây ra các bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Con gái thường xuyên thức khuya có khả năng cao bị ung thư vú
Con gái thường xuyên thức khuya có khả năng cao bị ung thư vú

3.5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ngoài những tác hại trên, con gái thức khuya còn dễ gặp phải tình trạng tăng huyết áp và đường huyết. Nguyên nhân là do thói quen thức khuya là ngưng trệ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, khiến lượng đường trong máu tăng cao và hệ quả là gây ra các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…

3.6. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa

Việc thường xuyên thức khuya sẽ kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết dịch vị và khiến hệ tiêu hóa bị suy yếu. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

3.7. Dễ mắc các bệnh về tâm thần

Việc thường xuyên thức khuya sẽ gây ra nhiều stress cho người bệnh và lâu dần dẫn đến những căn bệnh về tâm thần. Không chỉ vậy, thức khuya còn có thể gây rối loạn cảm xúc và thậm chí là trầm cảm.

Con gái thường xuyên thức khuya dễ mắc bệnh tâm thần
Con gái thường xuyên thức khuya dễ mắc bệnh tâm thần

3.8. Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể khiến cho người bệnh luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và khó tập trung. Đây là hậu quả của việc thường xuyên thức khuya và thiếu ngủ trong một khoảng thời gian dài. Nếu không sớm thay đổi thói quen và vẫn tiếp tục thức khuya sẽ có thể gây ra tình trạng đột quỵ.

4. Các phương pháp giúp con gái tạm biệt thói quen thức khuya

4.1. Sắp xếp công việc và tạo một lịch trình ngủ cố định

Để tránh tình trạng thức khuya, bạn nên hoàn thành tất cả công việc của bản thân trước 9 giờ đêm và dành khoảng thời gian từ 9-11 giờ để thư gian. Điều này sẽ giúp cơ thể nhanh chìm vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen ngủ theo một lịch trình cố định đủ 7-8 tiếng. Việc này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và giúp bạn quen với việc đi ngủ sớm.

Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng và tuyệt đối không sử dụng chúng trong bóng đêm. Bởi ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử trong bóng đêm sẽ làm rối loạn hormone trong cơ thể và gây khó ngủ.

Sắp xếp công việc để có thể đi ngủ sớm
Sắp xếp công việc để có thể đi ngủ sớm

4.2. Đảm bảo môi trường ngủ luôn tối

Việc đảm bảo môi trường ngủ luôn tối giúp bạn có được một giấc ngủ ngon và không bị gián đoạn. Ngoài ra, môi trường tối sẽ giúp quá trình sản sinh hormone Melatonin không bị gián đoạn và giúp cơ thể nhanh chìm vào giấc ngủ.

4.3. Tránh ăn no trước khi đi ngủ

Việc ăn no trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục và gây căng dạ dày, cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, ăn khuya cũng gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và vì vậy, cần tránh ăn no trước khi đi ngủ. Bạn có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ, sẽ giúp giảm cảm giác đói và dễ ngủ hơn.

Tránh ăn khuya
Tránh ăn khuya

4.4. Gạt bỏ suy nghĩ, lo âu khỏi tâm trí

Để có thể chìm vào giấc ngủ, não bộ của chúng ta cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Do đó, việc suy nghĩ nhiều sẽ khiến não bộ hoạt động liên tục và gây ra tình trạng khó ngủ. Vì vậy, bạn cần gạt bỏ những suy nghĩ ra khỏi tâm trí để có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Con gái thức khuya có tác hại gì?” mà Y dược Luân Thành muốn đem đến cho bạn đọc. Hy vọng bạn đọc đã có được cho mình những thông tin bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!