Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

Sinh vật là gì?

Để tìm hiểu về môi trường sống của sinh vật, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu sinh vật là gì?

Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật, dạng sống hay dạng sinh học là một thực thể bất kỳ thể hiện đầy đủ các biểu hiện của sự sống.

Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng. Ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và hoạt động khác của sinh vật.

Cơ thế sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán,…

Các loại môi trường sống chủ yếu:

Các loại môi trường sống chủ yếu

– Môi trường trên cạn: Đây là môi trường sống của phần lớn các sinh vật trên Trái Đất. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.

– Môi trường đất: Là nơi sinh sống của các sinh vật đất. Môi trường đất bao gồm các lớp đất sâu khác nhau.

– Môi trường nước: Gồm các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ, là nơi sinh sống của vác sinh vật thủy sinh.

– Môi trường sinh vật: Là nơi sinh sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh. Môi trường sinh vật có thể là thực vật, con người hay động vật.

Đặc trưng của môi trường sống

– Môi trường thực chất là hệ nuôi dưỡng. Về bản chất, mọi môi trường đều là 1 hệ thống sinh học, dựa vào các đặc trưng truyền thống của 1 hệ thống, ta có thể rút ra

– Môi trường gồm có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Môi trường có cấu trúc phức tạp

– Nội dung:

+ Môi trường được cấu tạo từ nhiều thành phần

+ Mỗi thành phần lại có cấu tạo, nguồn gốc, bản chất và bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên khác nhau

+ Giữa các thành phần có sự tương tác, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau theo 2 chiều hướng: hỗ trợ hoặc ngăn ngừa nhau

⇒ Tạo thành 1 hệ thống môi trường ko ngừng biến động trong cả ko gian và thời gian. Chỉ cần 1 thay đổi nhỏ của yếu tố trong hệ cũng làm thay đổi toàn hệ thống.

– Ý nghĩa thực tiễn:

+ Trước khi khai thác, sử dụng và tác động đến môi trưởng cần nghiên cứu chi tiết các thành phần, sự liên kết giữa chúng để chủ động trong toàn bộ hệ thống

+ Muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ động và hiệu quả thì phải xuất phát từ chính đặc điểm của từng hệ môi trường

Ví dụ: Hệ môi trường có sự phân hóa sâu sắc: Rừng, thảo nguyên, biển,…

2. Môi trường có tính động

– Nội dung:

+ Môi trường là 1 hệ thống động, luôn luôn vận động xung quanh 1 trạng thái cân bằng động. Bất kỳ 1 sự thay đổi nào cũng làm hệ lệch khỏi trạng thái cân bằng cũ, thiết lập trạng thái cân bằng mới.

+ Bản thân các yếu tố cấu thành lên hệ môi trường cũng không ngừng vận động và biến đổi tạo thành 1 hệ thống động.

– Ý nghĩa: Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần nghiên cứu, nắm vững và vận dụng linh hoạt các quy luật vận động nhằm hướng môi trường mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho conngười

Ví dụ: Vùng đất cạn bị ngập nước sẽ làm cho các sv sống cạn chết hàng loạt thay thế vào đó là xuất hiện các sv mới và phát triển nhiều loại sv thủy sinh, ngược lại ở vùng nước bị hạn hán kéo dài, không có khả năng tích nước dẫn đến sự tiêu diệt của các loài sv thủy sinh, thay vào đó là sự phát triển của các loài sv song can.

3. Môi trường có tính mở

– Nội dung:

+ Môi trường là 1 hệ thống mở, rất nhạy cảm trước sự biến đổi của các yếu tố bên ngoài

+ Trong hệ môi trường, các vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng có tính chất khéo kín nhưng do tồn tại trong 1 trạng thái cân bằng động nên ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự xâm nhập của các yếu tố vật chất mới đồng thời có sự thất thoát, mất đi các yếu tố vật chất khác

– Ý nghĩa: Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần đẩy mạnh sự xâm nhập của các yếu tố có lợi, ngăn ngừa, cảnh giác trước sự xâm nhập của yếu tố có hại. Đồng thời tìm mọi biện pháp để bảo vệ các yếu tố có lợi nhằm duy trì cơ cấu loài có ích trong hệ môi trường

Ví dụ: Tăng cường việc trồng cây xanh, cải tạo đất đồng thời ngăn cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu, xả rác ra môi trường

4. Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh

– Nội dung:

+ Đây là đặc trưng kì diệu, vượt trội của môi trường, là khả năng tự biến đổi, tự thích nghi, tự tổ chức và điều chỉnh linh hoạt trước những thay đổi của yếu tố bên ngoài nhằm đạt được trạng thái cân bằng tốt nhất có thể

+ Đặc trưng này giúp môi trường có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Đây là đặc trưng hữu ích của môi trường nên cần bảo vệ, duy trì và phát huy

– Ý nghĩa: Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần:

+ Khai thác ở quy mô cho phép

+ Vừa khai thác vừa tái tạo

+ Không được can thiệp thô bạo vào tự nhiên

⇒ Đặc trưng này sẽ được duy trì. Ngược lại, nếu vi phạm thì đặc trưng này sẽ bị mất đi và môi trường sẽ không bền vững.

Ví dụ: Quần thể có mật độ quá đông sẽ có hiện tượng tách đàn làm giảm số lượng cá thể.

Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

1. Thích nghi với ánh sáng

a) Thực vật

– Các loài thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường. Điều này thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, hoạt động sinh lý và cấu tạo giải phẫu. Căn cứ vào mức độ thích nghi với ánh sáng, người ta chia ra nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

– Những đặc điểm khác nhau giữa cây ưa bóng và ưa sáng:

+ Cây ưa sáng:

  • Thân cây cao thẳng để có thể vươn lên cao hứng lấy ánh sáng
  • Lá thường có màu nhạt, phiến lá dày có nhiều lớp tế bào mô giậu, hạt lục lạp nằm sâu trong lớp tế bào mô giậu để tránh bị đốt nóng

+ Cây ưa bóng

  • Thân nhỏ, thường mọc ở dưới bóng của các cây khác
  • Lá thường có màu sẫm, to giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

b) Động vật

Sự thích nghi với ánh sáng của động vật

– Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Đối với động vật, ánh sáng có vai trò giúp định hướng không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư dựa vào ánh áng mặt trời và các vì sao để xác định đường bay thẳng.

– Tùy vào mức độ hoạt động của các loài động vật, người ta chia ra thành nhóm hoạt động ban ngày như người, chim, gà… và nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối như cú mèo, dơi, hổ…

2. Thích nghi với nhiệt độ

– Nhiệt độ có tác động mạnh đến cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lý và tập tính của sinh vật. Ví dụ như thực vật sống ở nơi có nhiệt độ thấp sẽ có vỏ dày cách nhiệt và sinh trưởng mạnh mẽ vào thời gian ấm áp trong năm. Còn động vật sống ở vùng giá rét sẽ có lớp mỡ và lớp lông dày, tập trung sinh sản vào mùa ấm áp, có tập tính di trú hoặc ngủ đông…

– Để thích nghi với nhiệt độ, sinh vật được chia thành 2 nhóm là nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt.

+ Các sinh vật biến nhiệt: Thân nhiệt của sinh vật biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Chúng điều chỉnh thân nhiệt bằng cách trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường.

+ Sinh vật hằng nhiệt có thân nhiệt ổn định và độc lập với sự biến đổi của môi trường. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có phân bố rộng lớn khắp Trái Đất.

– Quy tắc kích thước cơ thể (quy tắc Becman): Động vật hằng nhiệt sống ở nơi lạnh giá có kích thước lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. Những động vật này có lớp mỡ và lông rất dày.

– Quy tắc các bộ phận của cơ thể ( quy tắc Anlen): Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có các bộ phận bé hơn so với các loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.