1. Đôi nét về bệnh thiếu máu
Theo các chuyên gia y tế, thiếu máu là hiện tượng (tình trạng) giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu Oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Hemoglobin (HgB) là một dạng phân tử protein có hàm lượng sắt cao, giúp cho máu có màu đỏ. Và cũng chính loại protein này sẽ giúp thúc đẩy hồng huyết cầu vận chuyển khí oxy từ phổi đến các cơ quan khác trên cơ thể.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
- Top 12 thỏi son màu đỏ đất đẹp nhất không thể bỏ qua
- Cách uống mầm đậu nành Healthy Care Úc Super Lecithin tăng vòng 1
- Tài nguyên du lịch là gì? Đặc điểm và vai trò của tài nguyên du lịch
- Ý nghĩa hoa hồng trắng, tặng hoa hồng trắng những dịp nào?
Bệnh thiếu máu diễn ra khi mức hemoglobin thấp hơn:
Bạn đang xem: Tin tức
Ở nam: 130g/l
Ở nữ: 120 g/l
Ở người già: 110 g/l
Thiếu máu là hiện tượng lượng máu trong cơ thể bị suy giảm hồng cầu so với bình thường
2. Những món ăn bổ máu cho người bệnh không nên bỏ quan
2.1. Nhóm thực phẩm cần cung cấp cho bệnh nhân thiếu máu
2.1.1. Thực phẩm giàu sắt
Tất nhiên không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu hàm lượng sắt trong chế độ dinh dưỡng bổ máu cho người mắc bệnh. Điều này là do đa số các tình trạng bị thiếu máu là do người bệnh bị thiếu nguyên tố tạo máu, trong đó có sắt.
Do đó, việc cung cấp thêm lượng sắt tự nhiên từ thực phẩm vừa giúp các tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn vừa giúp tình trạng bị thiếu máu được cải thiện. Theo đó, các loại thực phẩm chứa nhiều sắt (Fe) có thể kể đến: thịt đỏ, mộc nhĩ, gan động vật, khoai tây, hải sản,..
2.1.2. Thực phẩm giàu vitamin B
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các vitamin B6, B9, B12, loại B… giữ vai trò rất thiết yếu trong quá trình tạo ra các tế bào hồng huyết cầu cũng như biệt hóa hồng cầu nguyên bào. Do đó, đối với những bệnh nhân thiếu máu thì các thực phẩm giàu vitamin nhóm B rất cần thiết. Trong nhóm thực phẩm này bao gồm các loại thực phẩm như: rau đậm màu, măng tây, sữa, trứng gà, cá ngừ,…
2.1.3. Thực phẩm giàu vitamin C
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Không chỉ vậy, nhóm các món ăn này còn có khả năng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, sản xuất collagen,…. Do đó, những loại thức ăn chứa hàm lượng cao vitamin C cũng nằm trong số những món ăn bổ máu cho người bệnh.
Người thiếu máu nên bổ sung các món ăn giàu vitamin C
2.2. Các thực phẩm cụ thể giàu chất sắt cho người thiếu máu
2.2.1. Rau sẫm màu
Xem thêm : Tổng ôn lý thuyết về công cơ học, công suất và năng lượng Vật lý 10
Những loại rau xanh sẫm màu chẳng hạn như: cải xoăn, lá lốt, cần tây, cải bó xôi, rau đay, mồng tơi, … là những nguồn bổ sung dồi dào chất sắt non-heme cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này còn bổ sung lượng axit folic và vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn chất sắt.
2.2.2. Các loại thịt
Đa số các loại thịt đều rất giàu chất sắt heme, vì vậy sẽ giúp cơ thể người bệnh bổ sung lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng huyết cầu cũng như hỗ trợ chữa tình trạng thiếu máu. Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm nhiều loại thịt vào món ăn hàng ngày như thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… nếu không biết bị thiếu máu thì nên bổ sung các loại thực phẩm gì.
2.2.3. Hải sản
Ngoài các loại thịt thì hải sản, đặc biệt là các loại động vật có vỏ rất giàu axit folic và chất sắt, do đó đây là những món cần phải tăng cường bổ sung cho những đối tượng bị thiếu máu. Hơn nữa, trong các loại hải sản còn giàu lượng khoáng chất như: chất kẽm, canxi, phốt pho,.. vô cùng có lợi có xương khớp. Những loại hải sản thích để ăn cho người thiếu máu như: cua, cá thu, tôm, cá mòi, các loại sò, hàu.
2.2.4. Các loại đậu
Không thể bỏ không kể đến các loại đậu khi nói về danh sách các loại thực phẩm bổ máu dành cho người bệnh. Đậu từ lâu đã được chứng minh là loại thực phẩm dồi dào chất sắt và vitamin. Không những vậy, các loại đậu còn rất dễ tìm và có giá cả phù hợp nên vô cùng thích hợp với nhiều bệnh nhân thiếu máu. Một số loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh, đậu trắng…
Người bị thiếu máu nên bổ sung nhiều các loại đậu vào bữa ăn
2.2.5. Các loại hạt
Các loại hạt là một nguồn bổ sung rất dồi dào chất sắt, chẳng hạn như: hướng dương, hạt bí, hạt điều, hạt óc chó… Những đối tượng đang trong tình trạng thiếu máu có thể tiêu thụ nhiều các loại hạt này kết hợp với các loại rau hoặc trái cây hoặc salad để giúp bổ sung máu, cũng như hỗ trợ cơ thể tăng khả năng đề kháng.
2.2.6. Trái cây chứa nhiều vitamin C
Các loại trái cây chứa hàm lượng vitamin cao là món ăn vô cùng tuyệt vời cho bệnh nhân đang trong tình trạng bị thiếu máu. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C thích hợp cho người thiếu máu có thể được kể đến như: trái xoài, nho, trái ổi, quả dâu tây, cà chua,.. Ngoài ra, việc cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin C tự nhiên từ trái cây tươi sẽ giúp hấp thu sắt dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy quá trình các chất chuyển hóa tốt hơn.
2.2.7. Nho khô
Nghe thì có vẻ bất ngờ nhưng theo một vài nghiên cứu, trong nho khô có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất sắt, chất kẽm, canxi, photpho,… vô cùng tốt để bổ sung máu. Hơn nữa, nho khô còn giàu hoạt chất chống oxy hóa, giúp cơ thể thúc đẩy quá trình sản xuất ra các tế bào hồng cầu, từ đó phòng chống tình trạng thiếu máu rất hiệu quả.
2.2.8. Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và chế phẩm từ sữa không chỉ dồi dào các loại khoáng chất có công dụng bổ máu cho cơ thể mà còn chứa hàm lượng rất cao vitamin B12, C và A. Những chất dinh dưỡng này giữ vai trò thiết yếu trong quá trình giữ chất sắt và hình thành các tế bào hồng cầu cũng như giúp cơ thể điều trị bệnh thiếu máu.
Các loại thực phẩm dồi dào chất sắt mà người bệnh thiếu máu nên ăn nhiều
2.3. Gợi ý những món ăn bổ máu cho người bệnh
Khi bị nhiễm bệnh mà còn gặp tình trạng thiếu máu, thì việc cung cấp các loại thực phẩm bổ máu vào bữa ăn hàng ngày là điều rất quan trọng. Bởi, việc làm này không không những giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng mà còn giúp hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu. Sau đây là một số món ăn cung cấp chất sắt dồi dào mà người nhà có thể tham khảo và áp dụng cho người bệnh như:
Xem thêm : Tác dụng uống nước lá vối đối với sức khỏe – Đài PTTH Tuyên Quang
Canh củ cải trắng nấu cùng sườn non.
Canh nghêu nấu với bầu.
Canh hẹ kết hợp với mướp.
Canh gà tiêu cay nấu cùng bí đao.
Canh lá lách nấu với cải cúc.
Canh nấm nấu cùng gừng.
Canh thịt nạc băm và rau dền.
Những món ăn được đề cập trên không những phù hợp cho những người mới khỏi bệnh, mà còn là món ăn bổ huyết hoàn hảo cho trẻ em và cả bà bầu.
3. Khi dùng những món ăn bổ máu bệnh nhân cần lưu ý gì?
Để cơ thể hấp thụ chất sắt tối đa từ các món ăn, người thiếu máu không nên uống trà hoặc uống cà phê khi dùng các món ăn được làm từ các loại thực phẩm vừa đề cập trên. Bởi những loại thức ăn này chứa một lượng polyphenol có thể ngăn cản quá trình cơ thể hấp thụ chất sắt.
Một điều mà các chuyên gia y tế khuyến nghị là không nên kết hợp các loại thực ăn bổ sung sắt và canxi cùng một lúc. Bởi các thức ăn giàu canxi có khả năng làm giảm hiệu suất cơ thể hấp thụ sắt. Thay vào đó, nên kết hợp tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt cùng với các món ăn giàu vitamin C như: dâu tây, bưởi, ổi, cam,..
Bên cạnh đó, sự kết hợp sử dụng giữa các thực phẩm giàu protein và chất sắt cũng được khuyến cáo, nhất là protein có nguồn gốc động vật. Bởi các món ăn này sẽ giúp quá trình cơ thể hấp thu sắt diễn ra hiệu quả.
Không nên dùng kết hợp các loại món ăn chứa nhiều sắt với cà phê hoặc trà
Trên đây là những món ăn bổ máu cho người bệnh mà bài viết tổng hợp được để mọi người tham khảo. Rất mong các thông tin hữu ích trên có thể giúp mọi người cải thiện được bệnh thiếu máu và có cơ thể mạnh khỏe hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp