1.4 Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Tinh dầu ngải cứu rất hiệu quả trong việc chữa các chứng rối loạn tiêu hóa do tiết dịch tiêu hóa bất thường hoặc nhiễm vi sinh vật. Nó có tác dụng điều chỉnh hoặc kích thích sự lưu thông của dịch tiêu hóa để tạo điều kiện tiêu hóa tốt, cùng với việc ức chế sự hình thành nhiễm trùng do vi sinh vật trong dạ dày và ruột để chữa rối loạn tiêu hóa.
1.5 Lợi tiểu
Nếu biết cách dùng tinh dầu ngải cứu thì có thể giúp ích rất nhiều cho những người đang bị suy thận mãn tính, tích nước trong cơ thể hoặc những người đang bị sỏi thận, béo phì, tăng huyết áp và các triệu chứng liên quan đến sự tích tụ chất độc trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh thấp khớp, viêm khớp hay bệnh gút.
Bạn đang xem: Tinh dầu ngải cứu có tác dụng gì?
Xem thêm : Lối đi chung được thể hiện trên sổ đỏ thế nào?
Là 1 chất lợi tiểu, tinh dầu ngải cứu làm tăng việc tiểu tiện, cả về tần suất và số lượng, giúp loại bỏ nước dư thừa, muối, chất béo (chất béo chiếm 4% tổng lượng nước tiểu) và các chất độc như axit uric. Điều này giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, tác dụng này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn.
1.6 Tác dụng lên hệ thần kinh
Tinh dầu ngải cứu hoạt động như 1 loại thuốc bổ cho các dây thần kinh. Nó có hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau và rối loạn thần kinh. Đồng thời tinh dầu ngải cứu cũng là 1 chất thư giãn, kích thích, giúp làm dịu các cơn đau và thư giãn các dây thần kinh trong các trường hợp bị sốc hoặc phản ứng quá mức, nhờ đó mà bạn có thể hoạt động và tỉnh táo hơn.
1.7 Chất kích thích
Xem thêm : Năm nay 88 tuổi là tuổi con gì? Sinh năm 1988 bao nhiêu tuổi?
Tác động như một chất kích thích của tinh dầu ngải cứu có thể được nhìn thấy trên tất cả các cơ quan và hệ thống hoạt động trong cơ thể. Tinh dầu ngải cứu kích thích hầu hết các chức năng trong cơ thể, bao gồm tuần hoàn, hoạt động tiết hóc môn và enzym từ các tuyến nội tiết, tăng tiết mật và các dịch vị khác vào dạ dày, kích thích phản ứng thần kinh, tế bào thần kinh trong não, đánh trống ngực, hô hấp, nhu động ruột, sản xuất và bài tiết sữa ở vú. Nhiều trong số những hiệu ứng này là do tác dụng kích thích của nó đối với 1 số hóc môn điều chỉnh các chức năng của cơ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp