Con tôi 3 tuổi, đang học mẫu giáo, rất thích nằm ngủ sấp (kiểu con ếch). Sợ cháu khó thở, lâu lâu tôi lật ngược lại nhưng được một lúc cháu lại nằm kiểu cũ. Nằm lâu kiểu đó cháu có bị ảnh hưởng gì đến tim hay hô hấp, xương khớp không?” (Trần Minh Thái (quận 12, TP.HCM)
- Làm trắng răng bằng baking soda có hại không?
- Vay 500 triệu có tài sản thế chấp trong 5 năm lãi suất bao nhiêu? | Cẩm nang tài chính | Tin tức | Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank
- The Blog Single
- Chi phí kiểm định xe ô tô 7 chỗ mới nhất [Cập nhật 2024]
- Những lợi ích tuyệt vời khi dùng tinh bột nghệ với mật ong
Trả lời
Bạn đang xem: Trẻ 3 tuổi hay ngủ chổng mông có sao không?
Một bé đã học mẫu giáo (trên 3 tuổi) khi đã có thể đứng, ngồi, chạy và leo trèo thì tư thế nằm có thể sẽ rất khác nhau tùy vào sở thích. Bé có thể nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp khi ngủ (kiểu con ếch), duỗi tay, co chân và có thể thay đổi nhiều tư thế ngủ trong một đêm. Vì vậy, bé nằm sấp khi ngủ là hoàn toàn bình thường.
Xem thêm : Cây bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng gì?
Tuy nhiên, ở tư thế nằm sấp thì tay chân của bé không được cử động thoải mái. Ngực và bụng, mặt áp chặt vào đệm cũng dễ khiến bé bị nóng, dễ nổi mẩn, chàm. Tư thế nằm sấp còn có thể gây ra khó thở nếu bé không nằm đúng cách.
Khi nằm sấp, bé phải nằm nghiêng mặt nhẹ sang một bên, không được úp hết mặt xuống gối để tránh mũi và miệng không thể thở, có thể gây ra sự bất đối xứng trong phát triển đầu và mặt. Ở tư thế nằm sấp, bé sẽ hay nằm nghiêng đầu sang một bên, bên đó sẽ đè ép xuống và như bị bẹp lại.
Nằm sấp để ngủ cũng dễ gây ra nôn trớ cho trẻ, vì thức ăn từ dạ dày xuống ngực theo tư thế và cấu trúc giải phẫu của dạ dày làm cho bé dễ nôn trớ lúc mới ngủ hoặc sau khi ngủ dậy
Xem thêm : Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ?
Ngoài ra, tư thế nằm sấp có thể do bé gặp một số vấn đề về đường hô hấp, bị giun sán chui vào ống mật… Lúc này, cần gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp.
Tóm lại, với các bé trên 3 tuổi nếu ngủ tư thế nằm sấp thì không nên quá lo lắng. Nếu trẻ còn quá nhỏ thì cần chỉnh lại tư thế để tránh bị nghẹt thở. Còn nếu trẻ lớn thì đã có thể tự xoay trở tìm tư thế thoải mái nhất.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý chuẩn bị giường ngủ an toàn, tránh các vật có nguy cơ gây thương tổn cho ngực, bụng và mặt của trẻ.
BS HỒ NGỌC LỢI – Phòng khám nhi – tiêm ngừa thuộc BV Đại học Y Dược TP.HCM.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp