Tỷ lệ DTI: Nợ trên thu nhập nên là bao nhiêu?

[fusion_builder_container type=”flex” hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” border_style=”solid”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_repeat=”no-repeat” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”true” hover_type=”none” first=”true” min_height=”” link=”” background_blend_mode=”overlay”][fusion_text]

Tỷ lệ DTI là tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập gộp (Gross Income) dùng để đo lường tổng nợ trên tổng thu nhập của bạn.

Các ngân hàng hay công ty tài chính thường dùng tỷ lệ DTI để cấp hạn mức cho vay dựa trên thu nhập hàng tháng của bạn. Tuy nhiên, các ngân hàng hoặc công ty tài chính chỉ dựa trên một nguồn thu nhập duy nhất đó là thu nhập từ lương của bạn, thu nhập có sao kê bảng lương.

Trên thực tế, nếu bạn có nhiều nguồn thu ngoài lương thì ngân hàng sẽ không chấp nhận các nguồn thu khác vì không có minh chứng để xác thực nguồn thu đó.

Dưới góc độ tài chính cá nhân, bạn phải tự xác định tỷ lệ DTI để quản lý và sử dụng nợ vay hiệu quả, an toàn cho tài chính cá nhân.

Cách xác định rất đơn giản chỉ cần bạn biết được tổng nợ mình đang có và tổng thu nhập của bạn hàng tháng.

Tỷ lệ DTI được tính bằng công thức:

DTI = Debt (Tổng nợ) /Gross Income (Tổng thu nhập gộp) (%)

Vậy tỷ lệ 37.5% được xem là tốt hay xấu?

Nội dung bên dưới sẽ trình bày các ngưỡng DTI hợp lý để giữ an toàn cho tài chính của bạn.

Theo The Balance, ngưỡng tỷ lệ DTI được phân loại theo các bậc sau:

Tốt nhất bạn nên duy trì tỷ lệ nợ trên thu nhập ở ngưỡng 30% là hợp lý cho tài chính cá nhân của bạn. Thu nhập của bạn đủ để chi trả cho các khoản nợ và các mục tiêu tài chính khác nhau để tích lũy tài sản.

Nếu quá nhiều nợ sẽ khiến cuộc sống bạn áp lực rất nhiều và ngày nào cũng sống trong cảnh mất năng lượng, cảm xúc tiêu cực mỗi ngày.

Tỷ lệ nợ trên thu nhập cải thiện bằng hai cách:

Gia tăng thu nhập và nhanh chóng trả hết nợ bằng các phương pháp trả nợ cơ bản như trả nợ lãi suất cao (Debt Avalanche) và trả nợ từ thấp đến cao (Debt Snowball).

Trả được càng nhiều nợ thì tỷ lệ nợ trên thu nhập của bạn sẽ cải thiện và quay về mức hợp lý, bạn không còn áp lực về trả nợ mỗi tháng, mỗi năm.

Bên cạnh đó, trước khi đi vay bạn nên tính toán DTI để xác định xem mình sẽ vay bao nhiêu và giữ nó ở mức độ an toàn.

Đọc thêm:

  • Hướng dẫn toàn tập cách sử dụng nợ vay để xây dựng tài sản.
  • 18 công cụ kiếm tiền online gia tăng thu nhập ngoài lương.
  • Quy tắc 20/10 trong quản lý nợ tiêu dùng.

[/fusion_text][fusion_accordion border_size=”1″ icon_size=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” icon_box_color=”var(-awb-color8)” toggle_hover_accent_color=”var(-awb-color6)” title_font_size=”20px” inactive_icon=”fa-angle-double-right fas” active_icon=”fa-angle-right fas” content_color=”#000000″][fusion_toggle title=”Tỷ lệ DTI thường được ai sử dụng?” open=”no”]

Tỷ lệ DTI thường được các ngân hàng hoặc công ty tài chính dùng để thẩm định hồ sơ và cấp hạn mức vay cho bạn.

Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính cá nhân bạn có thể sử dụng để đánh giá tỷ lệ nợ trên thu nhập, từ đó ra quyết định vay nợ một cách hợp lý và cân đối với thu nhập.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Làm gì khi tỷ lệ DTI quá cao?” open=”no”]

Trả nợ sớm và nhanh, dứt khoát. Tìm cách gia tăng thu nhập “hết cỡ” để có thêm khoản tiền để trả nợ. Sau khi trả bớt các khoản nợ thì bạn sẽ giảm bớt tỷ lệ nợ trên thu nhập, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn.

Xem thêm kế hoạch tiết kiệm tiền để có thêm một khoản trả bớt nợ.

[/fusion_toggle][/fusion_accordion][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]