Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu những đồ ăn, nước uống tốt cho sức khỏe thai nhi đồng thời cố gắng kiêng khem những thực phẩm được cho có nguy cơ sảy thai. Vậy uống nước mía có bị sảy thai không? Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc đó.
Uống nước mía có bị sảy thai không?
Nước mía khác với những thức uống giải khát khác do có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có đường hóa học. Do đó, nước mía rất phù hợp để bà mẹ sử dụng mà không lo sợ về những vấn đề bất thường sức khỏe có thể gặp ở thai nhi. Chính vì vậy, nước mía không gây sảy thai mà còn đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu.
Bạn đang xem: Uống nước mía có bị sảy thai không?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong 100ml mía sẽ có khoảng 12g đường cùng với nhiều loại vitamin B, C, A cũng như các chất khoáng canxi, magie, sắt. Do đó, nước mía mang lại nhiều lợi ích to lớn cho việc hình thành và phát triển của trẻ trong túi ối, đồng thời cải thiện sắc đẹp và làn da cho bà mẹ.
Công dụng của nước mía đối với mẹ bầu
Nước mía có thể được sử dụng cho mẹ bầu với nhiều công dụng sau đây:
Cải thiện tình trạng ốm nghén
Khi mang thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng ốm nghén gây ra nhiều khó chịu đến quá trình ăn uống và hấp thu của mẹ bầu. Từ đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi cũng như khiến sức khỏe của mẹ bầu giảm sút.
Xem thêm : Chủ nghĩa duy vật là gì? Vai trò của chủ nghĩa duy vật
Nước mía có vị ngọt giúp cung cấp năng lượng thay thế cho những mẹ bầu ốm nghén, không ăn được các loại thực phẩm từ đó cung cấp năng lượng cho thai nhi phát triển và giúp giữ tinh thần thoải mái, dễ chịu cho mẹ bầu. Do đó, nước mía có thể xem là loại nước uống thích hợp nhất cho bà bầu.
Nước mía ngăn ngừa táo bón
Một mối lo lắng chung mà rất nhiều bà bầu gặp phải, nhất là trong giai đoạn cuối của thai kỳ chính là vấn đề táo bón. Tuy nhiên, với hàm lượng cao khoáng chất kali trong nước mía, thì việc uống nước mía trong giai đoạn này có thể giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa, giúp thức ăn dễ tiêu, ngăn ngừa viêm dạ dày, viêm hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Từ đó sẽ giúp cho mẹ bầu dễ dàng hơn trong vấn đề đại tiện hàng ngày.
Nước mía giúp tăng cường miễn dịch
Hệ miễn dịch của bà bầu thường kém hơn so với những người khác nên rất dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi mang bầu thì lượng thuốc được sử dụng lại hạn chế vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Do đó, việc tăng cường đề kháng cho mẹ bầu cần phải được đặc biệt quan tâm. Trong nước mía có chứa một số lượng chất chống oxy hóa giúp tăng cường đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài đồng thời có thể ngăn ngừa được ung thư, nhất là ung thư vú.
Nước mía cung cấp năng lượng cho thai nhi
Với thành phần đa dạng các loại vitamin và chất khoáng vi lượng, nước mía giúp bổ sung đáng kể dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi để có thể phát triển và tăng trưởng đúng so với từng giai đoạn của thai kỳ.
Mẹ bầu có thể sử dụng một cốc nước mía 200ml cách ngày và trong những tháng cuối có thể sử dụng mỗi ngày 1 cốc để cung cấp đủ năng lượng.
Nước mía giúp làm đẹp da
Xem thêm : Tuổi Mùi hợp cây gì? Những loại cây phong thủy hợp với tuổi Mùi bạn nên biết
Do quá trình mang thai thường hay có sự thay đổi các hormon trong cơ thể dẫn đến việc mẹ bầu hay xuất hiện da khô, sạm da hoặc mụn nội tiết, nám…Trong nước mía có hoạt chất alpha hydroxy acid giúp tăng quá trình sản xuất collagen, tăng dưỡng ẩm và độ đàn hồi cho da. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng nám, tàn nhang cũng như mụn trong thai kỳ.
Lưu ý cho mẹ bầu khi dùng nước mía
Dù nước mía có thể mang lại nhiều tác dụng hiệu quả cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, việc sử dụng nước mía không tuân theo chế độ phù hợp sẽ có thể gây hại cho sức khỏe bà mẹ. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý để sử dụng nước mía một cách an toàn và hiệu quả:
- Những tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng nghén của bà bầu nên cần hạn chế uống nước mía liên tục với số lượng lớn trong 1 lần để tránh hiện tượng nôn ói, có thể sặc vào mũi và phổi.
- Không sử dụng nước mía đã để quá lâu do có thể các hoạt chất đã bị biến đổi cũng như gia tăng lượng vi khuẩn trong nước mía, có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
- Không uống quá nhiều nước mía trong ngày do nước mía có hàm lượng đường tương đối cao. Nếu sử dụng quá nhiều nước mía có thể gây ra đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng mang đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
- Không uống nước mía quá lạnh do nhiệt độ lạnh có thể gây ra tình trạng viêm họng cho bà mẹ, nếu nặng có thể phải sử dụng đến thuốc. Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
- Không nên uống nước mía ngay sau khi uống các loại thuốc khác do có thể có những tương tác về mặt hóa học gây giảm hiệu quả của thuốc hoặc có thể sinh ra những hợp chất gây khó hấp thu.
Một vài công thức pha nước mía cho mẹ bầu
Để đa dạng hơn về hương vị và chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tham khảo một vài cách pha nước mía dưới đây:
- Pha nước mía với tắc hoặc chanh: Sau khi ép nước mía, bạn có thể vắt nước cốt tắc hoặc chanh vào để gia tăng hương vị thơm ngon cho món thức uống này.
- Pha nước mía với cam: Do cam có vị chua ngọt, mùi hương thơm nhẹ nhàng sẽ khiến món nước mía của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
- Nước mía với cà rốt: Nhằm bổ sung thêm vitamin A cho món đồ uống này đồng thời giúp tạo được hương vị độc đáo, mới lạ cho nước mía.
Tóm lại, lời giải đáp cho câu hỏi “Uống nước mía có bị sảy thai không?” là không. Ngược lại, nước mía còn đem lại những công dụng và lợi ích tuyệt vời cho bà bầu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những kiến thức bổ ích và giúp bạn nắm được cách sử dụng nước mía cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và có một thai kỳ an toàn!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp