Nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn?

Một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh nhiều vấn đề tài chính. Nợ phải trả là một trong những yếu tố quan trọng, giúp công ty hoạt động hiệu quả, xoay vòng vốn tốt. Trong đó, nợ dài hạn là yếu tố quan trọng để đánh giá, phân tích cấu trúc và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Vậy, nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn? Cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nợ Dài Hạn Là Tài Sản Hay Nguồn Vốn
Nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn?

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn (Long term Liabilities) là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả với thời gian hơn 1 năm hoặc trong giai đoạn hoạt động bình thường (nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh). Thời gian hoạt động bình thường là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp biến hàng tồn kho thành tiền mặt.

Nợ dài hạn bao gồm những gì?

Các khoản nợ dài hạn được quy định theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể, nợ dài hạn bao gồm các thành phần sau:

  • Nợ phải trả cho người bán dài hạn (mã 331): Phản ánh số tiền doanh nghiệp phải trả cho người bán, với thời gian thanh toán lớn hơn 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
  • Nợ mua trả tiền trước dài hạn (mã 332): Phản ánh số tiền người mua ứng trước để có quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho người mua với thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất.
  • Chi phí phải trả dài hạn (mã 333): Phản ánh các khoản tiền phải trả do đã nhận hàng hóa dịch vụ của đối tác, nhà cung cấp nhưng chưa có hóa đơn, hoặc khoản phí của kỳ báo trước nhưng chưa có đủ hồ sơ giấy tờ.
  • Phí phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (mã 334): Tùy vào mô hình, quy mô của từng doanh nghiệp và việc phân cấp mà số nợ phải trả vốn nội bộ sẽ được hạch toán cụ thể. Chi phí vốn nội bộ có thể phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được ghi ở bảng cân đối kế toán, phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.
  • Nợ phải trả nội bộ dài hạn (mã số 335): Phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất bình thường. Khoản chi phí này được hạch toán giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân.
  • Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (mã 336): Khoản thu chưa thực hiện tương ứng với nghĩa vụ doanh nghiệp cần thực hiện trong thời gian trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.
  • Khoản nợ phải trả dài hạn khác (mã 337): Các khoản phải trả khác có thời gian thanh toán trên 12 tháng như: mượn dài hạn, ký cược dài hạn, ký quỹ dài hạn…
  • Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (mã 338): Phản ánh khoản vay nợ ngân hàng, các tổ chức tín dụng/ tài chính khác có kỳ hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ. Cụ thể như: Tiền vay ngân hàng, tiền mặt thu phát hành trái phiếu thường, khoản phải trả cho tài sản cố định thuê tài chính…
  • Trái phiếu chuyển đổi (mã 339): Phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi do chính công ty phát hành tại thời điểm báo cáo.
  • Cổ phiếu ưu đãi (mã 340): Phản ánh giá trị cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc doanh nghiệp phải mua lại, tại thời điểm xác định trong tương lai.
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (mã 341): Phản ánh thuế thu nhập mà doanh nghiệp hoãn trả và phải trả trong thời gian báo cáo.
  • Khoản dự phòng phải trả dài hạn (mã 342): Phản ánh các khoản dự phòng phải trả, với thời gian từ 12 tháng trở lên hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ví dụ như: Chi phí hoàn nguyên môi trường được chích trước, dự phòng bảo hành sản phẩm, khoản chích trước để sửa chữa tài sản cố định định kỳ, dự phòng tái cơ cấu…
  • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (mã 343): Phản ánh giá trị tiền quỹ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn?

Vậy nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn? Với những chi tiêu trên có thể thấy, nợ dài hạn vừa là nguồn vốn vừa là tài sản của doanh nghiệp. Tùy theo mục đích sử dụng các khoản nợ vay mà nợ dài hạn sẽ được xác định là vốn hay tài sản.

Cách tính nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn

Tính nợ dài hạn giúp nhà đầu tư xác định được cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá được tiềm năng và cơ hội phát triển của mã cổ phiếu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp hoặc tỷ lệ đòn bẩy của một công ty. Nói cách khác, đây là tỷ lệ đo lường phần trăm của doanh nghiệp cần thanh lý để trả các khoản nợ dài hạn của mình.

Trong đó tổng tài sản sẽ bao gồm: Tài sản cố định, tài sản hiện tại, tài sản khác.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!