Bị khiếu nại bản quyền Youtube có sao không?

Video video bị khiếu nại bản quyền youtube có sao không

Youtube là một trong những kênh giúp nhiều người kiếm tiền từ việc đăng tải những video sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên Youtube ngày càng phổ biến. Cá nhân bị xâm phạm về bản quyền có quyền khiếu nại với Youtube để được bảo vệ quyền lợi tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Bị khiếu nại bản quyền Youtube có sao không?. Mời các bạn tham khảo.

Hậu Quả Của Việc Bị Khiếu Nại Bản Quyền Youtube
Hậu Quả Của Việc Bị Khiếu Nại Bản Quyền Youtube

1. Khiếu nại là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích khiếu nại như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Khiếu nại về bản quyền là gì?

Khiếu nại về bản quyền là yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền hoặc thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Đây là hai cách riêng biệt để khẳng định việc sở hữu bản quyền trên YouTube.

Nếu vô tình đăng tải video chứa nội dung có bản quyền, bạn sẽ nhanh chóng nhận được đơn khiếu nại Content ID. Khi một video mới được tải lên, Content ID sẽ tự động kích hoạt chế độ xác nhận quyền sở hữu. Nếu video của bạn trùng toàn bộ hoặc một phần nội dung với video khác, Youtube sẽ đánh gậy bản quyền video của bạn.

3. Youtube đưa ra các quy định đối với bản quyền Video trên Youtube

Bản quyền hay quyền tác giả, là quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm của mình được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Trên Youtube, khi bạn là chủ sở hữu bản quyền nội dung thì bạn chính là tác giả độc quyền sử dụng tác phẩm đó, khi bất kỳ kênh nào đăng nội dung Video đều phải thông qua sự cho phép chủ sở hữu bản quyền mới có thể đăng lại và sử dụng.

Tóm lại, theo quy định thì bản quyền Youtube được hiểu là khi bất kỳ ai tạo ra sản phẩm video gốc, bảo vệ bản quyền sẽ bao gồm video đó. Điều này sẽ giúp tác giả bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như bảo vệ sự sáng tạo của bản thân trước những hành vi xâm phạm.

Các quy định cầu đối với người sáng tạo nội dung trên youtube:

– Nếu muốn đăng nội dung Youtube dù sử dụng cho mục đích miễn phí hay kiếm tiền thì bắt buộc bạn phải là người chủ sở hữu bản quyền phim.

– Đối với tác phẩm đã được đăng ký bản quyền, người muốn sử dụng phải xin bản quyền Youtube. Có nghĩa là phải xin phép người sáng tác cũng như chủ sở hữu bản ghi âm nếu như tác phẩm đó là một bản nhạc. Sau khi xin phép và được sự đồng ý của 2 chủ sở hữu, bạn mới có quyền làm lại hoặc biểu diễn tác phẩm đó, nếu không sẽ dính chính sách vi phạm bản quyền của Youtube.

– Bất luận bạn là nhạc sĩ,ca sĩ, vlogger độc lập hay thuộc một tập đoàn lớn với số subcribe lớn thế nào, nếu Youtube phát hiện vi phạm quyền sản phẩm đối với nội dung thì đều có thể bị Youtube áp dụng chính sách phạt và mức cao nhất là xóa kênh.

4. Quy định về khiếu nại bản quyền trên Youtube

– Yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền

Nếu một chủ sở hữu bản quyền phát hiện nội dung được bảo hộ bản quyền của mình xuất hiện trên YouTube khi họ chưa cho phép, họ có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, còn gọi là “thông báo yêu cầu gỡ bỏ” hoặc đơn giản là “yêu cầu gỡ bỏ”. Đây là yêu cầu pháp lý nhằm gỡ bỏ nội dung khỏi YouTube theo cáo buộc vi phạm bản quyền.

Một số chủ sở hữu bản quyền dùng Content ID, một công cụ tự động quét tìm nội dung được bảo hộ bản quyền trên YouTube. Khi Content ID tìm thấy nội dung trùng khớp thì nội dung đó sẽ nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Những việc xảy ra với nội dung trùng khớp sẽ tùy thuộc vào chế độ cài đặt Content ID của chủ sở hữu bản quyền.

Luật bản quyền bắt buộc các trang web như YouTube phải xử lý yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Yêu cầu gỡ bỏ phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý để được coi là hợp lệ.

Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Không giống như yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền theo quy định của pháp luật, Content ID là một công cụ do YouTube tạo ra. ​​Khi tìm thấy nội dung trùng khớp, Content ID sẽ áp dụng thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID cho nội dung đó.

Tuỳ theo chế độ cài đặt Content ID của chủ sở hữu bản quyền, thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có thể:

+ Chặn nội dung để không ai xem được.

+ Kiếm tiền từ nội dung bằng cách chạy quảng cáo trên nội dung đó và đôi khi chia sẻ doanh thu với người tải lên.

+ Theo dõi số liệu thống kê về lượng người xem nội dung.

Mỗi biện pháp nêu trên có thể áp dụng tuỳ theo khu vực địa lý. Ví dụ: Một video có thể được kiếm tiền ở quốc gia/khu vực này nhưng bị chặn hoặc theo dõi ở quốc gia/khu vực khác.

Gửi thông báo phán đối về việc bị khiếu nại bản quyền

Nếu nội dung của bạn bị gỡ bỏ theo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền nhưng bạn cho rằng quyết định đó là do nhầm lẫn hoặc nhận dạng sai, thì bạn có thể gửi thông báo phản đối. Đây là yêu cầu pháp lý để YouTube khôi phục nội dung đã bị gỡ bỏ theo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Nếu nội dung của bạn không thuộc các trường hợp trên, bạn có thể chờ 90 ngày để cảnh báo vi phạm bản quyền hết hiệu lực. Bạn cũng có thể thử liên hệ trực tiếp với bên xác nhận quyền sở hữu để yêu cầu họ rút lại đơn khiếu nại vi phạm bản quyền.

5. Bị khiếu nại bản quyền Youtube có sao không?

Nếu bạn bị cảnh cáo do vi phạm bản quyền thì tức là một chủ sở hữu bản quyền đã gửi một yêu cầu gỡ bỏ hoàn chỉnh và hợp pháp đối với video sử dụng nội dung được bảo hộ bản quyền của họ. Khi nhận được loại thông báo chính thức này Youtube sẽ gỡ bỏ video của bạn để tuân thủ luật bản quyền.

Một video chị phải nhận một cảnh báo đi khác bản quyền tại một thời điểm. Tuy nhiên video có thể bị gỡ bỏ khỏi trang web YouTube vì những lý do khác ngoài lý do liên quan đến bản quyền. Ngoài ra thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID không dẫn đến việc cảnh báo do vi phạm bản quyền.

Cảnh cáo vi phạm bản quyền mà bạn nhận được chỉ đóng vai trò như một lời cảnh báo. Khi nhận cảnh cáo vi phạm bản quyền lần đầu bạn sẽ cần phải hoàn thành các bài học trên Học viện về bản quyền của YouTube. Học viện về bản quyền giúp nhà sáng tạo hiểu thêm về bản quyền cũng như cách Youtube thực thi bản quyền trên YouTube.

Cảnh cáo vi phạm bản quyền có thể ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của bạn. Ngoài ra nếu sự kiện phát trực tiếp của bạn bị xóa do vi phạm bản quyền YouTube sẽ hạn chế khả năng phát trực tiếp của bạn trong vòng 7 ngày.

Nếu bạn phải nhận 3 cảnh cáo vi phạm bản quyền thì

– Tài khoản của bạn cùng với tất cả các kênh có liên kết đều sẽ bị chấm dứt.

– Tất cả các video được tải lên tài khoản của bạn sẽ bị gỡ bỏ.

– Bạn không thể tạo kênh mới.

Trên đây là tất cả thông tin về Bị khiếu nại bản quyền Youtube có sao không? mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!