VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, tài liệu để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm nhiều tài liệu học tập nhé.
Mưa xuất hiện do hiện tượng quá trình ngưng tạo hạt nước trong không khí, sau đó các hạt nước này tụ lại để tạo thành giọt nước đủ lớn để rơi xuống mặt đất. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tạo và kết tinh.
Bạn đang xem: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
Lượng mưa là số lượng nước mưa rơi xuống một khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, được đo lường bằng đơn vị đo lường thích hợp như milimét (mm) hoặc inch. Lượng mưa thường được biểu thị dưới dạng chiều cao nước mưa tích luỹ trên một diện tích cụ thể, chẳng hạn như milimét mưa rơi trong một ngày hoặc trong một tháng.
Lượng mưa quan trọng trong việc đánh giá khí hậu, thực hiện quản lý tài nguyên nước và nông nghiệp, cũng như dự đoán và ứng phó với các sự kiện thời tiết đối với môi trường và xã hội. Lượng mưa thay đổi theo vị trí địa lý, mùa vụ và điều kiện khí hậu của mỗi khu vực, và nó có vai trò quan trọng trong việc điều hành chu kỳ nước trong tự nhiên.
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là các yếu tố tự nhiên và địa lý có vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ và phân bố lượng mưa trên một khu vực cụ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa bao gồm khí áp, frông (địa hình) và gió. Dưới đây là mô tả chi tiết về cách những yếu tố này tác động đến mưa:
1. Khí áp
Xem thêm : Dầu khí làm nồng ấm quan hệ Liên Xô – Tây Đức như thế nào?
Ở khu khi áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
Ở các khu khí áp cao, không khí ấm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cỏ gió thổi đến, nên mưa rớt ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.
2. Frông
Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đảy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi. gây ra mưa trên cá hai frông nóng và lạnh.
Miền cỏ frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
3. Gió
Những vùng sâu trong các lục địa. nếu không cỏ gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Ở đâỵ mưa chú yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây hốc lên tạo thành mưa. Miền có gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô: miền có gió mùa có lượng mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Xem thêm : Cổng thông tin điện tử ban tiếp dân tỉnh bắc ninh
Dựa vào kiến thức đã học. hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ớ vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
4. Dòng biển
Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ I đại dương: nhưng vẫn là miền hoang mạc như: A ta ca ma, Na-míp,…
5. Địa hình
Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa; vì thế ở những sườn núi cao và núi cao thường khô ráo. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
–
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau: Địa lý lớp 10, giải bài tập Toán lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục:
- Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 13
- Trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 10
- Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp