Categories: Tổng hợp

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

Published by
Video 3 trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

1. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

– Trường hợp 1: cạnh – cạnh – cạnh: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh tương ứng của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Xét ∆ABC và ∆DFE có:

AB = DF (gt)

AC = DE (gt)

BC = FE (gt)

Suy ra ∆ABC = ∆DFE (c-c-c)

(Các cặp góc tương ứng)

– Trường hợp 2: cạnh – góc – cạnh: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa tương ứng của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Xét ∆ABC và ∆DFE có:

AB = DF (gt)

(gt)

BC = FE (gt)

Suy ra ∆ABC = ∆DFE (c-g-c)

( Các cặp góc tương ứng)

(Cạnh tương ứng)

– Trường hợp 3: góc – cạnh – góc: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề tương ứng của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Xét ∆ABC và ∆DFE có:

(gt)

AB = DF(gt)

(gt)

Suy ra ∆ABC = ∆DFE (g-c-g)

( Góc tương ứng)

(Các cặp cạnh tương ứng)

2. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

– Trường hợp 1: cạnh góc vuông – cạnh góc vuông: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

– Trường hợp 2: cạnh góc vuông – góc nhọn: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn tương ứng của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

– Trường hợp 3: cạnh huyền – góc nhọn: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn tương ứng của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

3. Ứng dụng

Chúng ta thường vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để:

  • Chứng minh: hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau; hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song; ba điểm thẳng hàng; …
  • Tính: các độ dài đoạn thẳng; tính số đo góc; tính chu vi; diện tích; …
  • So sánh: các độ dài đoạn thẳng; so sánh các góc; …

4. Ví dụ minh họa

Bài toán 1: Cho tam giác ABC; M là trung điểm BC; N là 1 điểm trong tam giác sao cho NB = NC.

Chứng minh: ∆NMB = ∆ NMC.

Hướng dẫn giải :

Xét ∆NMB và ∆ NMC có:

MB = MC (do M là trung điểm BC)

NB = NC (gt)

Chung cạnh MN

Suy ra ∆NMB = ∆ NMC (c-c-c) (đpcm)

Bài toán 2: Cho ΔABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA, lấy điểm E sao cho ME = MA.

Chứng minh AC // BE.

Xét ΔAMC và ΔEMB có

(gt)

(đối đỉnh)

( M là trung điểm BC)

Suy ra ΔAMC = ΔEMB (c-g-c)

(Góc tương ứng)

Mà hai góc này là hai góc so le trong suy ra AC // BE (Đpcm)

This post was last modified on 19/03/2024 00:30

Published by

Bài đăng mới nhất

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

3 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

8 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

9 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp dễ đạt thành công ngày 19/11/2024, thành tích dồi dào

Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…

10 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông ĐỊA, tha hồ ăn lộc

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may

24 giờ ago