Rau diếp cá là một loại rau phổ biến ở nước ta. Loại cây này tuy có mùi khó chịu nhưng lại có chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe ở mọi đối tượng. Vậy bà bầu ăn rau diếp cá được không? Tìm hiểu với nhà thuốc Long Châu thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Bà bầu ăn rau diếp cá được không?
Rau diếp cá (ngư tinh thảo) là giống cây thảo cao 15 – 50cm, có thể có ít lông hoặc nhiều lông. Đây là một loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.
Bạn đang xem: Bầu ăn rau diếp cá được không? Tác dụng của rau diếp cá đối với bà bầu
Theo như ý kiến của PGS.TS Dương Trọng Hiếu, rau diếp cá ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và sát trùng thì còn có rất nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt là có tác dụng rất tốt với bà bầu.
Vậy “bà bầu ăn rau diếp cá được không?”, câu trả lời là có. Không chỉ ăn trực tiếp được rau diếp cá mà bà bầu còn uống được nước rau diếp cá. Bởi trong rau diếp cá có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin D, protein cực tốt đối với sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra, trong rau diếp cá có chứa một lượng lớn chất zeaxanthin, giúp cải thiện thị lực ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Bà bầu nên ăn rau diếp cá như một loại rau thông thường trong bữa ăn.
Một số công dụng của rau diếp cá đối với mẹ bầu
Tìm hiểu ngay tác dụng của rau diếp cá là gì, đặc biệt là với mẹ bầu qua các chia sẻ dưới đây.
Giúp duy trì làn da trẻ trung cho bà bầu
Các hoạt chất chống oxy hóa có trong rau diếp cá có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nhờ đó làn da của mẹ bầu sẽ được cải thiện đáng kể, hạn chế tình trạng lão hoá da.
Trị táo bón
Xem thêm : Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm cho người mới bắt đầu
Nhiều bà bầu trong giai đoạn mang thai lâu ngày dễ mắc bệnh táo bón. Rau diếp cá có tính mát, ăn nhiều rau diếp cá sẽ giúp làm mềm phân, giảm nhẹ đau đớn khi mẹ đi đại tiện.
Giúp hạ sốt
Phụ nữ bị ho khi mang bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc Tây y, thuốc kháng sinh. Tốt hơn hết, mẹ nên uống một ly nước rau diếp cá xay nhuyễn để giúp hạ sốt, giảm thân nhiệt nhanh hơn mà lại an toàn.
Chữa chứng tiểu dắt, tiểu buốt
Sự phát triển của em bé trong bụng gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên tiếu dắt, tiểu buốt. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể thực hiện theo bài thuốc sau: rửa sạch 20g diếp cá, 40g rau má, 40g bông mã đề. Sau đó đem giã nát các nguyên liệu và chắt lấy nước uống. Ngày uống 3 lần, duy trì đều đặn trong 7 – 10 ngày.
Kiểm soát cân nặng
Trong 100g rau diếp cá chỉ có 17 calo nhưng bù lại hàm lượng chất xơ, vitamin cao hỗ trợ thải độc, nhuận tràng. Chưa hết, rau diếp cá còn bổ sung protein, sắt, kali, vitamin nhóm B hỗ trợ giảm đi lượng mỡ dư thừa tích tụ.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh rất dễ gặp phải ở mẹ bầu. Mẹ bầu có thể thử áp dụng theo bài thuốc gồm: 30g rau diếp cá, 20g xa tiền thảo, 30g rau má, 24g râu ngô, 20g lá tre, đem đi sắc uống, mỗi ngày uống 1 thang là được. Tuy nhiên, để biết được tình trạng cũng như biện pháp chữa trị an toàn triệt để, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bà bầu có nên ăn rau diếp cá hàng ngày không?
Vì diếp cá có tính hàn nên đối tượng bụng yếu, tiêu hoá kém như mẹ bầu không nên ăn nhiều. Mỗi ngày chỉ cần ăn không quá 20 gram rau diếp cá. Nếu lạm dụng có thể gây ra những tác dụng không tốt như: chóng mặt, khó chịu,…
Lưu ý cho bà bầu khi ăn rau diếp cá
Xem thêm : Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc Online năm 2024
Rau diếp cá thường mọc lan ở những nơi đất ẩm nên rất dễ tích tụ vi khuẩn và giun sán. Do đó, nên ngâm nước muối và rửa sạch trước khi ăn sống.
Mùi vị của rau diếp cá khá tanh và không phải ai cũng ăn sống được. Thay vào đó, mẹ bầu có thể ép cùng các loại trái cây có mùi thơm để át đi vị tanh đấy.
Như vậy, đối với câu hỏi bà bầu ăn rau diếp cá được không thì bà bầu có thể ăn được rau diếp cá theo hình thức ăn sống trực tiếp hoặc xay uống nước ép. Với những lợi ích tuyệt vời kể trên của rau diếp cá, nhà thuốc Long Châu rất khuyến khích các mẹ sử dụng rau diếp cá nhưng lưu ý là mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 20 gram rau diếp cá tươi nhé.
Xem thêm: Nên uống rau diếp cá vào lúc nào trong ngày?
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp